Elizabeth Holmes không tiết lộ với bất kỳ ai về công nghệ “thử máu không cần kim”. Sau đó, Ủy ban Chứng khoán Mỹ cáo buộc nữ tỷ phú đă lừa đảo quy mô lớn.Ngày 18/11, phiên ṭa xét xử Elizabeth Holmes (38 tuổi) về tội lừa đảo các nhà đầu tư khi điều hành công ty xét nghiệm máu Theranos diễn ra tại Ṭa án quận Bắc California.
Thẩm phán Edward Davila đă tuyên nữ CEO 11 năm 3 tháng tù, cộng thêm 3 năm giám sát sau khi cô được thả. Bản án cũng gồm khoản tiền phạt 100 USD hoặc 400 USD cho mỗi lần gian lận. Mức bồi thường chi tiết sẽ được công bố vào ngày 19/11.
Nhóm luật sư bào chữa của nữ tỷ phú đề nghị bản án tối đa 18 tháng tù. Trong khi các công tố viên đề nghị bản án 15 năm tù cho Holmes. Theo CNN, Elizabeth Holmes dự kiến sẽ kháng cáo.
“Tôi yêu Theranos. Đó là công việc của đời tôi. Đội ngũ của tôi là cả thế giới đối với tôi. Tôi suy sụp v́ những thất bại của tôi. Tôi đă cống hiến tất cả những ǵ ḿnh có để gây dựng và cứu công ty của chúng ta. Tôi cũng xin lỗi các nhân viên, nhà đầu tư và bệnh nhân của Theranos. Tôi rất, rất xin lỗi. Tôi hối tiếc từ tận đáy ḷng”, Elizabeth Holmes vừa khóc vừa nói tại ṭa.
Cuộc cách mạng ngành y tế
Elizabeth Holmes thành lập Theranos năm 2003 khi mới 19 tuổi. Cô bỏ học ngành kỹ sư hóa học tại Đại học Stanford để dành toàn bộ thời gian cho công ty. Mục tiêu của Holmes là giúp người dân xét nghiệm máu nhanh, dễ dàng và rẻ hơn. Để lập công ty riêng, cô xin bố mẹ tiền dành cho việc học đại học.
Chưa đầy 2 năm, Holmes đă nộp đơn xin cấp bằng sáng chế đầu tiên. Đến năm 2016, Holmes có hơn 80 bằng sáng chế. Ngành xét nghiệm máu không có nhiều đột phá kể từ khi các pḥng thí nghiệm hiện đại xuất hiện vào thập niên 60. Chi phí và nỗi sợ đau là trở ngại của nhiều bệnh nhân.Do đó, Holmes đưa ra ư tưởng không cần ống nghiệm, băng gạc và thời gian chờ kết quả lâu. Chỉ cần 1-2 giọt máu ở đầu ngón tay có thể thực hiện hàng ngh́n xét nghiệm và phát hiện cả bệnh ung thư hay tiểu đường trong thời gian ngắn. Theranos được ví với cuộc cách mạng trong ngành y tế.
Năm 2004, Holmes huy động được 6 triệu USD. Ở tuổi 31, cô trở thành nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất trong lịch sử với khối tài sản 4,5 tỷ USD. C̣n công ty được định giá 9 tỷ USD. Elizabeth Holmes xuất hiện trên b́a của Forbes, Fortune, Inc và được Time liệt kê trong danh sách 100 người ảnh hưởng nhất thế giới, được mệnh danh là “Steve Jobs mặc váy”.
Nhà sáng chế không tiết lộ công nghệ “thử máu không cần kim” với bất kỳ ai, kể cả cổ đông, với lư do bảo mật.
Trắng tay
Tháng 10/2005, tờ Wall Street Journal đăng loạt bài nghi ngờ độ chính xác của các xét nghiệm được thực hiện bởi thiết bị của Theranos. Tờ này cho rằng Theranos đă xét nghiệm bằng cách rút máu từ cánh tay theo kiểu truyền thống, chứ không phải vài giọt từ ngón tay. Tuy nhiên, Holmes phủ nhận mọi cáo buộc.
10 ngày sau loạt bài báo, Cục Quản lư Thực phẩm và Dược phẩm và Mỹ (FDA) khẳng định máy thử máu của Theranos là "một thiết bị y tế không rơ ràng".
Tháng 7/2016, nhà chức trách Mỹ cấm Theranos vận hành pḥng thí nghiệm trong 2 năm, thu hồi chứng nhận của công ty. Một số đối tác và cổ đông của Theranos lần lượt rời bỏ và kiện công ty của Holmes.Elizabeth Holmes trắng tay khi Forbes đánh giá tài sản của cô về 0 USD. C̣n Theranos từ 9 tỷ USD được định giá giảm hơn 10 lần, c̣n 800 triệu USD.
Tháng 3/2018, Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) buộc tội Holmes và cựu giám đốc của Theranos, Ramesh “Sunny” Balwani, lừa đảo quy mô lớn. Cô bị yêu cầu từ bỏ quyền điều hành công ty, nộp lại 19 triệu cổ phiếu Theranos.
Vở diễn hơn 10 năm của Holmes bị vỡ lở. Tháng 6/2018, Holmes chính thức từ chức CEO Theranos. Công ty này giải thể, c̣n việc xét xử Holmes được hoăn từ năm 2020 sang tháng 1/2022 do đại dịch và việc Holmes sinh con.
Vụ lừa đảo của Holmes nổi tiếng tại Thung lũng Silicon với tinh thần “giả vờ đến khi thành thật”. Phiên xét xử của cô là lời cảnh tỉnh cho các startup tại Thung lũng Silicon.
Hồi tháng 7, cựu giám đốc điều hành Ramesh “Sunny” Balwani, t́nh cũ của Holmes, bị kết tội về 12 tội lừa đảo. Phiên ṭa tuyên án Balwani sẽ diễn ra vào tháng 12 tới.
|