Trước khi tập hợp đến một cơ sở lắp ráp, các linh kiện trong iPhone được sản xuất tại nhiều nơi khác nhau trên thế giới.
iPhone là một trong những smartphone được sử dụng nhiều nhất thế giới. Mỗi năm, Apple xuất xưởng hơn 200 triệu điện thoại, chiếm gần 20% thị phần.
Với sản lượng iPhone khổng lồ tại nhiều quốc gia, Apple ngày càng mở rộng chuỗi cung ứng, lựa chọn đối tác uy tín để đảm bảo chất lượng gia công, giúp sản phẩm đến tay khách hàng nhanh nhất.
Nguồn gốc linh kiện của iPhone
Theo Android Authority, các linh kiện tạo nên iPhone đến từ nhiều nơi. Màn h́nh được sản xuất bởi Samsung hoặc LG tại Hàn Quốc, bộ nhớ flash và RAM do Kioxia cung cấp từ Nhật Bản.
Trong khi đó, kính cường lực Gorilla được sản xuất từ nhà máy của Corning tại Mỹ, Đài Loan hoặc Nhật Bản. Chip xử lư A được thiết kế tại California (Mỹ), nhưng sản xuất ở Đài Loan ở nhà máy của TSMC. Đó là nhà cung ứng chủ chốt cho các linh kiện của iPhone những năm gần đây.
Apple cũng hợp tác với những công ty bên thứ ba cho các linh kiện nhỏ hơn như IC nguồn, chip điều khiển USB, chip mạng hoặc chip điều khiển màn h́nh OLED. Một số linh kiện được tùy chỉnh theo yêu cầu của Táo khuyết. Chúng được sản xuất bởi Boardcom, Texas Instruments hoặc những doanh nghiệp nhỏ tại Đông Nam Á.
Linh kiện bên trong một chiếc iPhone 14 Pro Max. Ảnh: iFixit.
Tại một số quốc gia, Apple thậm chí đặt hàng độc quyền cobalt thô từ các nhà khai thác để đảm bảo nguồn nguyên liệu sản xuất pin cho iPhone không bị thiếu hụt.
Việc lựa chọn nhà cung ứng rất quan trọng bởi không chỉ đảm bảo chất lượng và thời gian, Apple c̣n chú trọng đạo đức. Những cáo buộc về bóc lột, sử dụng lao động trẻ em tại các nhà máy đối tác từng khiến Apple đối diện nhiều chỉ trích.
Từ nhiều nơi khác nhau, các linh kiện được tập hợp tại một nhà máy để làm nên iPhone hoàn chỉnh. Hiện tại, hầu hết nhà máy lắp ráp iPhone đặt tại Trung Quốc. Cơ sở lớn nhất thuộc Foxconn, ở Trịnh Châu với hơn 300.000 công nhân. Có kư túc xá, giao thông và nhiều khu tiện ích, nơi đây c̣n được gọi là "thành phố iPhone".
Foxconn được cho lắp ráp hơn 500.000 chiếc iPhone mỗi ngày tại Trịnh Châu. Tuy nhiên, con số trên có thể thay đổi khi Apple lên kế hoạch chuyển một phần hoạt động lắp ráp sang các nước lân cận như Ấn Độ hay Việt Nam.
Quốc gia lắp ráp được in trên vỏ hộp iPhone 14 Pro Max. Ảnh: Foundry.
Apple không phải cái tên duy nhất muốn đa dạng hóa quốc gia đặt chuỗi cung ứng. Samsung và Xiaomi đă thành công khi mở rộng nhà máy bên ngoài Trung Quốc. China Plus One trở thành chiến lược phổ biến khi nhà sản xuất muốn t́m những nơi có chi phí lao động và vận hành thấp hơn, giảm phụ thuộc vào một quốc gia.
Lợi thế của Việt Nam
Các nước như Ấn Độ và Việt Nam đang có chính sách phù hợp để thu hút công ty nước ngoài đầu tư nhà máy. Cụ thể hơn, Việt Nam có vị trí chiến lược để vận chuyển hàng đi toàn cầu. Vị trí địa lư của Việt Nam gần nơi đặt chuỗi cung ứng hiện có của Apple, bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản...
Việt Nam cũng kư kết hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc, Liên minh châu Âu (EU) và là thành viên ASEAN. Ngoài ra, Việt Nam cũng xuất khẩu nhiều mặt hàng từ sản phẩm nông nghiệp, may mặc, đồ điện tử...
Apple cũng không phải mới sản xuất thiết bị tại Việt Nam khi đă đặt nhà máy lắp ráp tai nghe EarPods. Theo Nikkei, Táo khuyết cũng sản xuất AirPods tại Việt Nam từ tháng 3/2020, sau đó đến AirPods Pro. Hiện nay, một phần dây chuyền lắp ráp iPad, MacBook và Apple Watch cũng đă được chuyển sang Việt Nam.
Apple đă sản xuất tai nghe AirPods tại Việt Nam từ năm 2020. Ảnh: Nikkei.
Kết quả này đến từ mối hợp tác của Apple với các công ty như Foxconn, Pegatron và Wistron. Số liệu cho thấy Táo khuyết đă lắp ráp sản phẩm tại 11 nhà máy khác nhau tại Việt Nam từ đầu năm.
Vào khoảng thời gian đó, Foxconn đă được chính phủ cấp phép xây dựng nhà máy lắp ráp trị giá 270 triệu USD tại Bắc Giang. Cơ sở này sẽ sản xuất 8 triệu iPad và MacBook mỗi năm.
Điểm đến thứ 3
Ấn Độ cũng là điểm đến ưa thích của Apple, với những ưu đăi hấp dẫn từ chính phủ so với nhiều nước xung quanh. Sáng kiến "Make in India" của chính phủ Ấn Độ thành công rực rỡ, với ưu đăi dành cho các thương hiệu đặt nhà máy sản xuất smartphone, linh kiện trong nước.
Các thương hiệu smartphone Android như Xiaomi, Oppo và Samsung đă tham gia chương tŕnh "Make in India" thông qua mối hợp tác với những công ty bên thứ 3. Một số ví dụ như Bharat FIH và Dixon Technologies, những công ty lắp ráp smartphone cho Xiaomi và Samsung.
Một phần iPhone 14 được lắp ráp tại Ấn Độ. Ảnh: GSMArena.
Quyết định chuyển dây chuyền lắp ráp sang Ấn Độ có thể giúp Apple mở rộng thị phần. Hiện tại, Ấn Độ đánh thuế hải quan 22% với smartphone nhập khẩu. Tuy nhiên, khoản phí này có thể không c̣n nếu Apple sản xuất smartphone trong nước, giúp giá bán iPhone đến tay người dùng rẻ hơn.
iPhone 14 là ḍng smartphone mới nhất được Apple lắp ráp tại Ấn Độ, thông qua nhà máy Sriperumbudur của Foxconn tại Tamil Nadu. Tuy nhiên, Apple chỉ chuyển một phần nhỏ sản lượng iPhone 14 từ Trung Quốc sang Ấn Độ, ước tính khoảng 5%.
Trung Quốc vẫn giữ vai tṛ lớn
Ngay cả khi chuyển dây chuyền sang các nước khác, phần lớn cơ sở lắp ráp của Apple vẫn nằm tại Trung Quốc. Một số linh kiện quan trọng đến từ Mỹ, Đài Loan hay Nhật Bản.
Lợi thế của Trung Quốc đến từ cơ sở hạ tầng quy mô lớn. Tuy nhiên, việc mở rộng nhà máy sang những quốc gia khác sẽ giúp Apple lẫn đối tác có lợi.
"Việt Nam đang nổi lên như một trung tâm sản xuất linh kiện (module camera) và EMS (dịch vụ sản xuất điện tử) cho các sản phẩm có khối lượng nhỏ (Apple Watch, Mac, iPad) và là điểm đến chính cho hoạt động sản xuất AirPods.
Với sản xuất iPhone, Ấn Độ dường như được Apple lựa chọn để đa dạng hóa chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc", một nhà phân tích của JPMorgan cho biết.
Trịnh Châu được mệnh danh là "thành phố iPhone". Ảnh: Business Insider.
Theo nhà phân tích này, Apple sẽ chuyển khoảng 25% hoạt động sản xuất iPhone sang Ấn Độ và 65% hoạt động lắp ráp AirPods sang Việt Nam vào năm 2025. Các sản phẩm khác có thể được chuyển khỏi Trung Quốc gồm iPad, MacBook và Apple Watch.
Những chiến lược và số liệu cho thấy iPhone, iPad hay MacBook có thể chỉ được lắp ráp tại 2 hoặc 3 quốc gia, nhưng các linh kiện và nguyên liệu thô vẫn sẽ đến từ nhiều nước khác nhau trên thế giới.