Mất ngủ là t́nh trạngh thường gặp ở các bà mẹ mới sinh do nhiều nguyên nhân như thiếu máu, thay đổi nội tiết tố và cơ thể, rối loạn tâm trạng…
Việc thích nghi với cuộc sống có con sơ sinh cùng những thay đổi về tâm sinh lư khiến các mẹ dễ mắc chứng mất ngủ trong thời kỳ hậu sản. Rối loạn giấc ngủ sau sinh có thể dẫn đến các triệu chứng như: lo lắng, mệt mỏi và suy nhược, thay đổi tâm trạng (buồn bă, dễ nóng giận), trầm cảm sau sinh... Nguyên nhân gây ra t́nh trạng này bao gồm:
Thiếu sắt: Thiếu sắt hay thiếu máu có thể gây mất ngủ. Phụ nữ bị chảy máu nhiều trong khi sinh có thể bị thiếu máu ở giai đoạn hậu sản. Lượng sắt thấp sau khi sinh làm tăng nguy cơ mất ngủ.
Thay đổi nội tiết tố: Các bà mẹ mới sinh phải trải qua những thay đổi mạnh mẽ về nội tiết tố sau khi chuyển dạ và sinh nở. Sau sinh, mức progesterone giảm xuống. Hormone này có đặc tính gây buồn ngủ nên sự suy giảm khiến các mẹ khó ngủ hơn.
Thay đổi về thể chất: Các bà mẹ ở giai đoạn mới sinh rất khó chịu về thể chất, đặc biệt là những ngày đầu sau sinh nở. Khó chịu có thể do đau đáy chậu (khu vực giữa hậu môn và bộ phận sinh dục), vết rạch tầng sinh môn lúc sinh, vú căng sữa, vết mổ do sinh mổ và các thay đổi thể chất khác. Những thay đổi này đôi khi đau đến mức khiến họ không thể ngủ được.
Rối loạn tâm trạng: Các rối loạn tâm trạng sau sinh như trầm cảm, lo lắng khiến phụ nữ khó ngủ, mất ngủ. Theo nghiên cứu của Đại học Pisa (Itay), khoảng 12-18% các bà mẹ mới sinh bị rối loạn tâm trạng sau sinh và mất ngủ là một trong những dấu hiệu sớm nhất.
Nhịp sinh học thay đổi: Khi giấc ngủ b́nh thường bị gián đoạn, nhịp sinh học của cơ thể thay đổi khiến các mẹ khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, thức giấc thường xuyên ngay cả khi kiệt sức, mệt mỏi. Khi nhịp sinh học bị thay đổi theo trẻ sơ sinh, phụ nữ không thể quyết định khi nào đi ngủ và thức dậy mà phải theo chu kỳ thức ngủ, nhu cầu của con. Trẻ sơ sinh đôi khi cần bú vào ban đêm, các mẹ phải thức cho con bú và điều này cũng khiến các mẹ khó ngủ, mất ngủ sau khi cho con bú.
Mất ngủ là triệu chứng phổ biến ở các bà mẹ sau sinh. Ảnh: Freepik.
Điều trị mất ngủ sau sinh
Nhiều loại thuốc ngủ không an toàn cho phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú, nên các mẹ nên hỏi ư kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số cách để cải thiện giấc ngủ.
Ngủ khi trẻ ngủ: Các bà mẹ mới sinh cần được nghỉ ngơi nhiều nhất có thể nên hăy tận dụng thời gian con ngủ để ngủ. Khi bé ngủ ban ngày, hăy tận dụng thời gian đó để bản thân được nghỉ ngơi.
Tạo nhịp sinh học: Cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Tuy nhiên, lịch hàng ngày sẽ khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu (ăn, ngủ, thức) của em bé, các mẹ cố gắng duy tŕ và thay đổi linh hoạt.
Mẹo hỗ trợ giấc ngủ: Để có chất lượng giấc ngủ tốt, hăy trang bị pḥng ngủ với một tấm nệm chất lượng, gối và chăn mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu. Giữ pḥng ngủ mát mẻ vào ban đêm, càng tối th́ cơ thể càng dễ dàng thư giăn và đi vào giấc ngủ hơn. Bạn nên tránh sử dụng điện thoại, máy tính hoặc xem ti vi trong khoảng hai giờ trước khi đi ngủ, v́ ánh sáng màn h́nh giữ cho năo được kích hoạt và khiến việc đi vào giấc ngủ trở nên khó khăn hơn.
Phụ nữ sinh mổ thường gặp chứng mất ngủ nhiều hơn các mẹ sinh thường. Để cải thiện giấc ngủ, bạn nên nằm nghiêng 45 độ khi ngủ, tránh đau và khó chịu do vết mổ. Tư thế này khiến bụng ít bị căng hơn, thoải mái và giúp thở sâu dễ dàng hơn.
Tập thể dục: Hoạt động thể chất hàng ngày giúp cải thiện giấc ngủ rất tốt. Đi bộ buổi sáng có thể làm bạn tỉnh táo hơn vào ban ngày và ngủ ngon hơn vào ban đêm. Các mẹ cần tránh tập thể dục ngay trước khi đi ngủ, v́ điều này cản trở khả năng đi vào giấc ngủ. Thực hành các bài tập thở sâu và kỹ thuật thư giăn sẽ làm bạn dễ đi vào giấc ngủ, ngủ ngon hơn.
Hạn chế caffeine và rượu: Một số chất như caffeine (trà, cà phê), rượu và nicotine (thuốc lá) cản trở giấc ngủ ngon và khiến chứng mất ngủ sau sinh thêm trầm trọng hơn. Tránh những chất này trong giai đoạn hậu sản để có giấc ngủ tốt hơn. Nếu vẫn muốn dùng, các mẹ nên hỏi ư kiến bác sĩ về thời điểm và lượng an toàn sử dụng.
Giảm căng thẳng: Những suy nghĩ căng thẳng và lo lắng có thể khiến khó ngủ hơn. Hăy t́m cách giải tỏa căng thẳng để cải thiện các triệu chứng mất ngủ. Bạn có thể t́m đến bác sĩ trị liệu tâm lư nếu t́nh trạng căng thẳng, trầm cảm nghiêm trọng. Chăm sóc trẻ sơ sinh đôi khi khá mệt mỏi, làm các mẹ căng thẳng nên hăy chia sẻ công việc này với chồng, người thân để giảm bớt áp lực và có thời gian nghỉ ngơi.