Không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống c̣n có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lư cơ xương khớp.
ThS.BS.CKI Đào Duy An Duy, Trung tâm Chấn thương Chỉnh h́nh, Hệ thống BVĐK Tâm Anh cho biết, đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống có thể xảy ra do thói quen sinh hoạt hoặc bệnh lư. Nếu nguyên nhân đau là do sinh hoạt th́ việc thay đổi thói quen sẽ giúp cải thiện đáng kể t́nh trạng này. Trong trường hợp đau đầu gối do bệnh lư, người bệnh cần được thăm khám sớm.
Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống có thể gặp ở cả người cao tuổi và người trẻ. Ảnh: Freepik
Đau đầu gối do thói quen sinh hoạt
Ngồi quá lâu: Khi ngồi từ 6 tiếng trở lên mỗi ngày, các cơ và khớp gối rất dễ bị cứng lại, dẫn đến hiện tượng đau nhức, khó chịu. Do đó, để hạn chế t́nh trạng này, nên đi lại sau mỗi 30-60 phút ngồi.
Ngồi sai tư thế như bắt chéo chân, ngồi bó gối... sẽ làm tăng áp lực lên gối, cản trở quá tŕnh lưu thông máu, dẫn đến đau nhức đầu gối khi đứng lên ngồi xuống. Một tư thế ngồi đúng là giữ chân trên sàn, thẳng lưng và có thể sử dụng giá gác chân để giữ đầu gối luôn cân bằng.
Đau đầu gối do bệnh lư
Hội chứng đau khớp chè đùi xảy ra khi cấu trúc khớp gối phía trước bị tác động do trật xương bánh chè, mất cân bằng khối cơ vùng đùi, vận động quá mức. T́nh trạng này đă tạo áp lực lớn lên khớp gối, gây đau nhức khó chịu, lạo xạo khớp gối khi đứng lên ngồi xuống. Đặc biệt, hiện tượng mất cân bằng khối cơ vùng đùi làm các dây thần kinh ở gân, bao hoạt dịch, cơ xung quanh đầu gối bị kích thích, gây đau nhức.
Đau vùng xương chậu: Khi vùng xương chậu bị tổn thương, người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn khi ngồi lâu ở tư thế cong đầu gối, ngồi xổm hay đi bộ lên xuống cầu thang. T́nh trạng này có thể xảy ra do vận động quá mức làm tăng áp lực lên khớp gối, mất cân bằng giữa cơ hông và đầu gối, chấn thương xương bánh chè...
Thoái hóa khớp gối: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống. Lúc này, bề mặt khớp không c̣n trơn láng, mà trở nên thô ráp và xù x́, cọ xát vào nhau gây đau mỗi khi vận động. Các triệu chứng đặc trưng khác của thoái hóa khớp gối bao gồm đau khi đi bộ hoặc chạy nhiều; sưng, cứng khớp sau khi ngồi trong thời gian dài hoặc sau khi thức dậy vào buổi sáng...
Bác sĩ An Duy trong một ca điều trị bệnh lư về khớp gối. Ảnh: BVĐK Tâm Anh
Bác sĩ An Duy trong một ca điều trị bệnh lư về khớp gối. Ảnh: BVĐK Tâm Anh
Tràn dịch khớp gối gây ra t́nh trạng sưng phù, kèm theo cảm giác nặng nề hơn b́nh thường. Người bệnh phải đối mặt với các cơn đau nhức khó chịu mỗi khi thực hiện động tác đứng lên, ngồi xuống, duỗi thẳng hoặc đi lại; khớp sưng to. Đặc biệt là vào sáng sớm; cảm giác bập bềnh, phập phồng khi chạm vào xương bánh chè...
Bệnh gout xảy ra khi các tinh thể urat lắng đọng trong khớp gối bám vào sụn khớp, sụn chêm và màng hoạt dịch kích thích quá tŕnh viêm và tiết dịch bên trong khớp gối. Khi lượng dịch trong ổ khớp tăng, làm cho khớp gối bị sưng phù, người bệnh có cảm giác nặng nề trong khớp, đau khi đi lại hoặc duỗi thẳng chân, đứng lên hoặc ngồi xuống. Ngoài ra, gout có thể khởi phát đột ngột với những cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội, kéo dài từ vài ngày trở lên; khớp trở nên sưng, mềm, nóng và đỏ... Các khớp thường bị ảnh hưởng là khớp ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay và khuỷu tay.
Bác sĩ An Duy khuyến cáo, t́nh trạng đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống kéo dài có thể làm đầu gối sưng lên, biến dạng, dẫn đến suy giảm khả năng vận động của người bệnh, thậm chí là gây bại liệt, tàn phế. Do đó, người bệnh nên thăm khám bác sĩ ngay khi phát hiện bất thường để kịp thời điều trị.