11/4
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nói sẽ nghiên cứu đề xuất tăng lương và tăng phụ cấp ưu đăi cho giáo viên để giảm t́nh trạng thôi việc.
Chiều 4/11, tại phiên chất vấn Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tham gia giải tŕnh về định mức biên chế ngành giáo dục, thiếu nguồn tuyển giáo viên ở địa phương.
Ông cho biết để ngăn chặn và giảm số lượng giáo viên thôi việc, Bộ sẽ đề xuất tăng lương, tăng phụ cấp ưu đăi cho nghề giáo, nhất là với giáo viên mầm non và tiểu học. "Đây là vấn đề cấp bách để nâng cao chất lượng đời sống cho giáo viên, theo tinh thần có thực th́ đạo mới vực được", Bộ trưởng Sơn nói.
Lănh đạo ngành Giáo dục cho biết, môi trường làm việc của giáo viên sẽ được cải thiện, giáo viên được hỗ trợ về chuyên môn. Ông mong phụ huynh, xă hội chia sẻ, đồng hành với các nhà giáo. Sự chia sẻ này "tốt cho con em chúng ta".
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn. Ảnh: Hoàng Phong
Thiếu giáo viên là vấn đề nóng, được nhiều đại biểu quan tâm trong các phiên thảo luận, chất vấn ở Quốc hội mấy ngày qua. Theo tính toán của ngành giáo dục, tổng số giáo viên c̣n thiếu từ nay đến năm 2026 là 107.000; trong đó chỉ tiêu đă được duyệt là hơn 65.000. Trong bối cảnh toàn hệ thống chính trị đang tinh giản biên chế, các cơ quan Trung ương đă dành cho ngành giáo dục số biên chế nói trên là "ưu ái vượt bậc".
Vừa qua, ngành Giáo dục đă thu được kết quả khả quan khi rà soát, sắp xếp các cơ sở giáo dục từ mầm non đến phổ thông. Tuy nhiên, việc này cần tiếp tục thực hiện, bởi ở các địa phương, việc rà soát và sắp xếp c̣n khác nhau. Bộ trưởng Sơn đề nghị các tỉnh, thành không máy móc, cứng nhắc khi sắp xếp, với tinh thần để học sinh có điều kiện học tập tốt nhất, thuận tiện nhất và giáo viên đỡ vất vả nhất.
Theo Bộ trưởng, từ nay đến năm 2026, ngành giáo dục có hơn 65.000 chỉ tiêu tuyển giáo viên, nhưng nhiều nơi vẫn c̣n chỉ tiêu cũ chưa tuyển. Có đại biểu phản ánh tỉnh Đăk Lăk c̣n thiếu 1.700 giáo viên, nhưng theo cơ sở dữ liệu th́ tỉnh này c̣n 2.300 chỉ tiêu cũ chưa tuyển và hơn 200 chỉ tiêu mới năm 2022. Ông đề nghị địa phương khẩn trương tuyển đủ giáo viên theo chỉ tiêu cũ và mới.
Về chất lượng chuẩn giáo viên, Bộ trưởng cho biết hiện có giáo viên đào tạo cao đẳng, theo chuẩn cũ nên chưa đáp ứng chuẩn mới. Theo lộ tŕnh đến năm 2030 mới cần hoàn tất bồi dưỡng nâng chuẩn giáo viên. V́ vậy, ông đề xuất nghiên cứu tạm tuyển các giáo viên này, đẩy mạnh bồi dưỡng để đến năm 2030 số này đạt theo chuẩn mới. Nếu khi đó họ chưa đạt chuẩn th́ chấp nhận rời biên chế.
Bộ cũng có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực ngành sư phạm. Hai năm qua, số sinh viên sư phạm tăng lên đáng kể. Nội dung liên quan đến quy định địa phương đặt hàng đào tạo giáo viên cũng đang được rà soát, hoàn thiện.
Trước đó, đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đăk Lăk) cho rằng việc giao số lượng biên chế viên chức sự nghiệp của Bộ Nội vụ những năm qua đă làm cho nhiều địa phương không thể bố trí giáo viên theo đúng định mức, vị trí việc làm. Nhiều điểm trường, điểm lớp ở vùng biên giới, biển đảo, vùng sâu thiếu giáo viên và bố trí giáo viên không đúng vị trí. Bà đề nghị Bộ trưởng Nội vụ giải thích về trách nhiệm cũng như giải pháp giải quyết thực trạng này.
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, thực chất việc giao biên chế viên chức hàng năm Bộ không có thẩm quyền. Bộ chỉ có đề xuất tham mưu cho Chính phủ bổ sung biên chế giáo viên đáp ứng yêu cầu có học sinh th́ phải có giáo viên.
Tới đây, Bộ tiếp tục kiến nghị sửa đổi cho phù hợp hơn về nội dung này, đề nghị giao biên chế trên cơ sở định mức. Các địa phương cũng cần sắp xếp lại quy mô trường lớp, giảm bớt điểm trường lẻ để giảm đầu mối, giảm biên chế giáo viên.
|