Suy nghĩ về tương lai của Ukraine sau cuộc xung đột hiện tại, nhiều chính trị gia và chuyên gia nói về tính khả thi của Kế hoạch Marshall mới cho nước này.
Mặc dù Kế hoạch cũ (tên chính thức là Chương tŕnh phục hồi châu Âu) đă được chính quyền Truman phát triển và đưa ra cách đây 3/4 thế kỷ, nó vẫn được coi là một trong những dự án tái thiết quy mô lớn thành công nhất sau xung đột. Kinh nghiệm thực hiện nó vẫn có giá trị nhất định cho đến tận ngày nay.
Trước hết, sẽ là sai lầm nếu coi Kế hoạch Marshall là một loại nguồn tài chính không giới hạn nào đó đổ vào nền kinh tế Tây Âu. Năm 1948–1951 Washington chỉ đầu tư hơn 13 tỉ USD vào châu Âu (tương ứng với khoảng 115–150 tỉ USD ngày nay).
Nhớ lại rằng vào cuối mùa hè, giới lănh đạo Ukraine ước tính nhu cầu tái thiết đất nước của họ sau xung đột là 600-800 tỉ USD, và theo kết quả của các cuộc xung đột vào mùa thu, những nhu cầu này đáng lẽ phải tăng lên nhiều hơn và được đo bằng hàng ngh́n tỉ USD.
Hội nghị tái thiết Ukraine ở Berlin. (Ảnh: Reuters)
V́ các nguồn tài chính theo Kế hoạch Marshall được phân bổ cho 17 quốc gia và vùng lănh thổ, nên ngay cả những nước nhận lớn nhất cũng không nhận được quá nhiều: Anh - 3,3 tỉ USD, Pháp - 2,3 tỉ USA, Tây Đức - 1,4 tỉ USD, Italy - 1,2 tỉ USD,...
Các chuyên gia tin rằng các nguồn lực nhận được từ Mỹ đă thúc đẩy tăng trưởng trực tiếp của các nền kinh tế châu Âu trung b́nh khoảng 0,5% mỗi năm.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Kế hoạch Marshall không đóng một vai tṛ quan trọng trong việc tái thiết lục địa châu Âu sau xung đột.
Ư nghĩa của Kế hoạch không nằm ở khối lượng hỗ trợ tuyệt đối, mà trên thực tế là cơ chế này đă giúp khởi động các quá tŕnh tự nhiên của sự phục hồi kinh tế của châu Âu - sự hồi sinh của khu vực tư nhân, sự tăng trưởng thương mại giữa các nước châu Âu, sự gia tăng của hoạt động đầu tư quốc gia và sự h́nh thành các thể chế kinh tế mới.
Khi áp dụng vào t́nh h́nh hiện tại, điều này cho thấy viện trợ nước ngoài như vậy khó có thể trở thành động lực duy nhất hoặc thậm chí là động lực chính cho sự phát triển sau xung đột của nền kinh tế Ukraine.
Kiev vẫn cần đạt được những tiến bộ mang tính quyết định trong các lĩnh vực như cuộc chiến chống tham nhũng, độc lập của cơ quan tư pháp và nâng cao chất lượng quản lư hành chính công ở các cấp.
Nói cách khác, bất kỳ Kế hoạch Marshall tiềm năng nào đối với Ukraine không phải là sự thay thế cho các cải cách trong nước chưa hoàn thành, mà chỉ là một trong những công cụ khả thi để thúc đẩy những cải cách này.
Tuy nhiên, giống như 3/4 thế kỷ trước, các chương tŕnh viện trợ quốc tế hoặc chính phủ quy mô lớn nên kích thích đầu tư của khu vực tư nhân - cả nước ngoài và trong nước.
Ukraine ước tính chi phí tái thiết có thể lên tới 750 tỉ USD (760 tỉ euro). (Ảnh: AP)
Với nguồn kinh phí phục hồi Tây Âu cuối thập niên 40 - đầu thập niên 50 của thế kỷ trước, mọi thứ đều rơ ràng - Mỹ đang ở đỉnh cao của sức mạnh kinh tế và tài chính, và do đó có thể phân bổ 13 tỉ USĐ cho các nước châu Âu một cách tương đối dễ dàng.
Hơn nữa, một phần đáng kể trong số các nguồn lực này đă quay trở lại Mỹ dưới h́nh thức người châu Âu mua hàng hóa và dịch vụ của Mỹ.
Nhưng ngay cả trong những thời điểm xa xôi đó, Washington đă bắt đầu cắt giảm hỗ trợ cho các đối tác châu Âu ngay khi cần tiền để tiến hành các kế hoạch khác.
Ngày nay, Mỹ đang phải gánh những vấn đề tài chính nghiêm trọng hơn nhiều, và các nước khác không c̣n có thể mong đợi một “sự hào phóng chưa từng có" từ Washington. Hơn nữa, Mỹ đă đảm nhận vai tṛ chính trong việc cung cấp hỗ trợ quân sự-kỹ thuật cho Kiev.
Với tầm quan trọng của Ukraine đối với các nước thuộc Liên minh châu Âu, sẽ là hợp lư khi giả định rằng Brussels sẽ trở thành nhà tài trợ chính cho Ukraine sau xung đột, nhưng t́nh h́nh tài chính của Liên minh châu Âu, bao gồm cả Đức là nhà tài trợ tiềm năng của Kế hoạch Marshall mới để lại nhiều điều đáng mong đợi.
Họ vẫn phải dựa vào các quỹ của Ngân hàng Trung ương Nga đă bị đóng băng ở phương Tây sau ngày 24/2. Do đó, Berlin vẫn chưa thể thực hiện một bước quyết định từ đóng băng sang tịch thu, nhưng bước này có thể sẽ sớm được thực hiện.
Tuy nhiên, có nhiều ứng cử viên khác cho các quỹ này của Nga. Ví dụ, các quốc gia tiếp nhận người tị nạn Ukraine, cũng như những quốc gia chịu nhiều thiệt hại nhất từ cuộc chiến trừng phạt với Moscow, đều muốn nhận được khoản bồi thường tài chính.
Các khoản tiền bổ sung đáng kể có thể được lấy từ nguồn tịch thu của Nga để đạt được mức đă tuyên bố là 600-800 tỉ USD chỉ trong bối cảnh Điện Kremlin “buông bỏ” hoàn toàn và vô điều kiện, điều mà khó có thể xảy ra.
Việc thanh toán các khoản bồi thường luôn là một nhiệm vụ khó khăn. Ví dụ, sau khi Chiến tranh thế giới I kết thúc, Đức đă không thể trả hết nợ cho các nước chiến thắng cho đến năm 1933.
Trong tất cả các khả năng, sự phục hồi của Ukraine sẽ mất một thời gian dài theo bất kỳ kịch bản nào để chấm dứt cuộc khủng hoảng hiện nay.
Đồng thời, nói về “phục hồi” có lẽ không hoàn toàn đúng - nhiệm vụ sẽ không phải là quay trở lại cơ cấu kinh tế cũ của đầu thế kỷ, mà là tạo ra một nền kinh tế hoàn toàn mới có thể phù hợp với quốc tế vào giữa thế kỷ XXI. Vai tṛ của các nguồn tài trợ bên ngoài trong quá tŕnh này sẽ rất quan trọng, nhưng không mang tính quyết định.
Hăy lưu ư thêm một đặc điểm của Kế hoạch Marshall. Chương tŕnh này được đưa ra 2 năm sau khi Chiến tranh thế giới II kết thúc, khi không chỉ các hành động thù địch chấm dứt hoàn toàn ở châu Âu, mà trật tự châu Âu sau chiến tranh nói chung đă được xác định.
Nếu chúng ta so sánh với hiện tại, th́ trong trường hợp của Ukraine, một Kế hoạch Marshall thành công chỉ có thể thực hiện được sau khi cuộc xung đột kết thúc và khôi phục mức độ ổn định tối thiểu trên lục địa châu Âu.
Và điều này có nghĩa là mỗi ngày xung đột mới xảy ra không chỉ dẫn đến thương vong mới về người và gây ra thiệt hại ngày càng nhiều cho nền kinh tế Ukraine, mà c̣n đẩy lùi triển vọng bắt đầu tái thiết đất nước sau xung đột.