Tác hại của ngoáy mũi thật khó ai có thể tưởng tượng nổi. Kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu của Đại học Griffith chứng minh ở chuột, vi khuẩn có thể đi qua dây thần kinh khứu giác trong mũi và vào năo, gây ra triệu chứng mắc bệnh Alzheimer.
Ngoáy mũi có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào năo nhiều hơn. Ảnh: iStock.
Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Scientific Reports cho thấy vi khuẩn Chlamydia pneumoniae sử dụng dây thần kinh kéo dài giữa khoang mũi và năo làm đường xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương. Sau đó, các tế bào trong năo phản ứng lại bằng cách tích tụ protein amyloid beta - dấu hiệu nhận biết của bệnh Alzheimer.
Giáo sư James St John, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tế bào gốc và Sinh học Thần kinh Clem Jones, là đồng tác giả của nghiên cứu này. Đây cũng là công tŕnh đầu tiên trên thế giới phát hiện tác hại này của thói quen ngoáy mũi. Hiện tượng này được ghi nhận trên chuột và có bằng chứng nó có thể xuất hiện tượng tự ở người.
Dây thần kinh khứu giác trong mũi tiếp xúc trực tiếp với không khí và tạo thành đường dẫn ngắn đến năo. Đường dẫn này đi xuyên qua hàng rào máu năo. Virus, vi khuẩn đă "đánh hơi" được con đường bí mật này và dễ dàng t́m ra cách xâm nhập năo bộ.
Nhóm tác giả đă lên kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo của nghiên cứu, chứng minh con đường tương tự tồn tại ở người.
"Chúng tôi cần thực hiện nghiên cứu này ở người và xác nhận xem con đường tương tự có hoạt động theo cùng một cách hay không. Nghiên cứu này đă được nhiều người đề xuất, nhưng chưa ai hoàn thành. Những ǵ chúng tôi biết là những vi khuẩn Chlamydia pneumoniae cũng xuất hiện ở người. Song, chúng tôi chưa t́m ra cách chúng xâm nhập cơ thể", Giáo sư James St John nói.
Để giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer khởi phát muộn, vị chuyên gia cũng đưa ra một số lời khuyên đơn giản chăm sóc niêm mạc mũi. Nhổ và triệt lông mũi là điều không nên làm.
"Ngoáy mũi là hành động gây tổn thương bên trong mũi. Nếu làm tổn thương niêm mạc mũi, bạn đang tạo điều kiện cho nhiều vi khuẩn hơn đi lên năo", Giáo sư St John cảnh báo.
Các bài kiểm tra khứu giác cũng có thể phát hiện bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ. Bởi mất khứu giác là dấu hiệu ban đầu của bệnh Alzheimer. Ông cho rằng các bài kiểm tra khứu giác ở những người từ 60 tuổi trở lên có thể hữu ích, như một dấu hiệu phát hiện sớm người mắc Alzheimer.
Hội chứng suy giảm trí nhớ hay c̣n gọi là bệnh Alzheimer là một bệnh lư thoái hóa thần kinh hàng đầu gây sa sút trí tuệ (chiếm tỷ lệ 55%). Bệnh gây suy giảm dần dần và vĩnh viễn trí nhớ, các chức năng nhận thức của người bệnh, từ đó, ảnh hưởng đến hoạt động sống và làm việc hàng ngày.
Biểu hiện sớm của bệnh Alzheimer chủ yếu là triệu chứng quên. Người bệnh quên những việc gần đây, quên những chi tiết quan trọng, quên tên người, cuộc hẹn, quên uống thuốc... và thường phải nhờ vào lịch và ghi chú. Đặc biệt, c̣n có thêm triệu chứng là bệnh nhân thường hay lặp lại cùng một câu chuyện, cùng một câu hỏi hay cùng một vấn đề.
VietBF@ sưu tập