5. Thai nhi có thể ngáp, khóc và đi tiểu
(Ảnh: Brightside)
Trong một số lần siêu âm, các bác sĩ nhận thấy rằng thai nhi há miệng giống như cách người ta ngáp. Hành động này đầu tiên có thể được nhận thấy ở tuần thứ 24, nhưng đến tuần thứ ba mươi sáu, nó dường như hoàn toàn biến mất. Đồng thời ở lần đầu tiên chúng ngáp, chúng cũng bắt đầu khóc. Mặc dù chúng ta không thể nghe thấy tiếng khóc của chúng, nhưng các cử động như rung cằm, di chuyển miệng và mở hàm đều là dấu hiệu của hành động này.
Ngoài ra, nhiều nhà nghiên cứu nói rằng thai nhi bắt đầu đi tiểu trong bụng mẹ vào khoảng giữa tuần thứ chín và mười sáu. Khi lớn hơn một chút, chúng bắt đầu thải ra 500-700 ml nước tiểu mỗi ngày.
6. Trẻ sơ sinh có nhiều hơn 50% số lượng xương so với người trưởng thành
(Ảnh: Brightside)
Khi mới sinh, trẻ có đến 300 cái xương. Khi trẻ lớn dần, nhiều xương trong số này sẽ bắt đầu hợp nhất với nhau và cuối cùng sẽ thành 206 cái. Gần 100 xương thừa này không thực sự là xương, mà chủ yếu là sụn, cuối cùng sẽ hợp nhất với xương thực. Sụn này là mô mềm có trong khắp cơ thể của trẻ.
7. Tiếng ồn lớn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thính giác của thai nhi
(Ảnh: Brightside)
Vào khoảng 18 tuần, tai của thai nhi bắt đầu dài ra và có thể nghe được âm thanh bên ngoài. Khi thai nhi được 6 tháng sẽ có thể trở ḿnh mỗi khi nghe thấy âm thanh. Việc nghe nhiều tiếng ồn lớn, chẳng hạn như âm nhạc và c̣i báo động có thể gây hại cho trẻ. Điều này có nghĩa là phụ nữ mang thai nên giữ âm thanh dưới 115 decibel nếu muốn thính giác của con ḿnh khỏe mạnh.
VietBF©sưu tập