Sự im ắng lạ thường của đập Tam Hiệp, chuyện ǵ đang xảy ra đây? - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Business News |Tin Kinh Tế


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Sự im ắng lạ thường của đập Tam Hiệp, chuyện ǵ đang xảy ra đây?
Từ California cho đến Đức rồi đến Trung Quốc, các đợt nắng nóng và hạn hán do biến đổi khí hậu đă thu hẹp các con sông, vốn là nguồn cung cấp nước cho các nhà máy thuỷ điện khổng lồ.


Nước xả từ Đập Tam Hiệp vào tháng 8/2020. Ảnh: Getty Images.


Đập Tam Hiệp của Trung Quốc là một công tŕnh đáng kinh ngạc. Một con đập rộng lớn bắc qua sông Dương Tử với khối lượng bê tông đủ đề lấp đầy 7 Sân vận động Wembley và chứa nhiều thép hơn 8 toà nhà Empire State. Các tuabin của nhà máy thuỷ điện có thể cung cấp điện cho cả đất nước Philippines.

Nhưng mùa hè năm nay, nhà máy thuỷ điện lớn nhất thế giới lại im ắng đến lạ thường.

Khi phóng viên tờ Bloomberg đến thăm cơ sở này vào cuối tháng 8, nước ở cả hai bên đập vẫn c̣n. Nhưng những tia nước trắng xoá bốc lên từ đập hoặc nước chảy ầm ầm qua tuabin th́ không c̣n. Nhiệt độ như thiêu đốt và hạn hán ở thượng nguồn đă làm cho mực nước trong hồ chứa giảm xuống mức tối thiểu. Điều này làm giảm khả năng sản xuất điện của nhà máy.

Những vấn đề về nước đối với con đập mang tính biểu tượng của Trung Quốc là một phần trong cuộc khủng hoảng thuỷ điện trên khắp thế giới. T́nh h́nh ngày càng tồi tệ hơn do sự nóng lên toàn cầu.

Từ California đến Đức, các đợt nắng nóng đă làm thu hẹp các con sông cấp nước cho hồ chứa. Tính đến tháng 9, sản lượng thuỷ điện ở châu Âu năm nay đă giảm 75 terrawatt-giờ, nhiều hơn mức tiêu thụ hàng năm của Hy Lạp. Tại Trung Quốc, sản lượng đă giảm 30% vào tháng trước. Ở Mỹ, sản lượng dự kiến sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong 6 năm vào tháng 9 và tháng 10.

Thật trớ trêu khi bắt các công ty tiện ích phải xem xét lại vai tṛ truyền thống của thuỷ điện là nguồn năng lượng xanh và nhanh. Các con đập tạo ra nguồn năng lượng sạch nhất thế giới, tuy nhiên thời tiết khắc nghiệt đang khiến chúng kém hiệu quả hơn trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Vấn đề là có rất ít năng lượng tái tạo thay thế có thể vừa linh hoạt, vừa phổ biến. Trên toàn thế giới, thuỷ điện tạo ra nhiều điện hơn hạt nhân, nhiều hơn cả gió và mặt trời cộng lại. Ở các quốc gia như Na Uy và Brazil, các con đập tạo ra hơn một nửa tổng lượng điện.

Hơn nữa, các con đập lớn duy tŕ hoạt động sản xuất điện tốt hơn. Theo BloombergNEF, thời gian sản xuất điện trung b́nh của nhà máy thuỷ điện là khoảng 42%, nhiều hơn so với 25% của gió và 12% của năng lượng mặt trời. Các nhà khai thác lưới điện có thể sử dụng chúng như một nguồn có thể chuyển đổi, một nguồn có thể dùng ngay tức th́ khi cần, tương tự như than và khí đốt.

Nhưng đó là khi nguồn nước dồi dào.

Ông Xizhou Zhou, giám đốc quản lư năng lượng và năng lượng tái tạo tại S&P Global Commodity Insights cho biết: “T́nh trạng hạn hán xấu đi, một phần của biến đổi khí hậu, sẽ bắt đầu hạn chế tính sẵn có cũng như khả năng chuyển đổi của các hồ chứa thủy điện và làm giảm hệ công suất ở những nơi như Tây Nam Trung Quốc và Tây Mỹ”. Ông nhấn mạnh điều đó sẽ ảnh hưởng đến cả doanh thu mà các con đập tạo ra và độ tin cậy của lưới điện mà chúng cung cấp.

Hạn hán tồi tệ nhất trong 1.200 năm ở miền Tây nước Mỹ khiến các hồ chứa khô cằn chỉ có thể cung cấp một nửa lượng điện mà chúng thường cung cấp cho California. Điều này làm tăng nguy cơ mất điện trên toàn tiểu bang. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng, sản lượng thuỷ điện của Mỹ đă giảm xuống c̣n 17,06 terrawatt-giờ vào tháng 9, mức thấp nhất kể từ tháng 9 năm 2016 và dự kiến ​​sẽ giảm mạnh hơn nữa vào tháng 10.

Theo tổ chức nghiên cứu khí hậu Ember, các con sông khô cạn tại châu Âu đă giảm sản lượng thuỷ điện trong tháng 9 xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015. Điều đó buộc các công ty phải phụ thuộc nhiều hơn vào than và khí đốt, nguồn nhiên liệu mà lục địa này đang cố gắng dự trữ để tránh tŕnh trạng khủng hoảng điện vào mùa đông do gián đoạn nguồn cung từ Nga.

Tại Brazil, quốc gia có thuỷ điện chiếm 60% sản lượng, đợt hạn hán năm 2021 đă đẩy nước này đến việc phải cắt điện luân phiên và tăng cường phụ thuộc vào việc nhập khẩu từ các quốc gia láng giềng như Uruguay và Argentina. Nếu không, Brazil cần đi mua nhiên liệu hóa thạch đắt đỏ để bù đắp sự thiếu hụt.

Các nhà vận hành đập thuỷ điện cũng phải cân bằng các nhu cầu về nước. Các con đập lớn sẽ cung cấp nước tưới cho cây trồng, cung cấp nước cho thành phố và giao thông đường thuỷ cho tàu bè. Ví dụ như Đập Tam Hiệp có nhiệm vụ kiểm soát lũ hàng năm trên sông Dương Tử. Đến mùa hè năm nay, do hạn hán làm giảm lượng nước chảy ra sông nên Đập Tam Hiệp phải giữ đủ nước để duy tŕ giao thông ở Trùng Khánh, thành phố lớn nhất miền trung Trung Quốc và nằm cách biển gần 2.000km.

Hồ chứa Mead phía sau đập Hoover trên sông Colorado ở miền Tây nước Mỹ, cung cấp 90% lượng nước cho Las Vegas, cho các thành phố như Los Angeles và nước tưới cho hàng trăm ngh́n mẫu cây trồng. Vào mùa hè này, mực nước của hồ đă xuống thấp đến nỗi người ta khai quật được hài cốt dưới đáy hồ.

Trung Quốc là quốc gia xây dựng nhiều đập thuỷ điện nhất thế giới. Nhưng mùa hè qua, đợt hạn hán tồi tệ nhất trong ṿng 6 thập kỷ tại tỉnh Tứ Xuyên, một tỉnh có diện tích bằng nước Đức, đă buộc chính quyền cắt giảm 50% lượng điện tháng 8. Các quan chức đă phải đóng cửa nhiều nhà máy địa phương trong gần 2 tuần, làm gián đoạn nguồn cung cho các công ty sản xuất khổng lồ như Apple và Tesla.

Ngay cả sau khi hạn hán ở Tứ Xuyên kết thúc vào cuối tháng 8, những ảnh hưởng vẫn c̣n kéo dài. Tại tỉnh Vân Nam lân cận, các nhà máy luyện nhôm bị buộc phải giảm công suất hoạt động để tiết kiệm điện và tạo cơ hội cho các hồ chứa tích đầy nước trước những tháng mùa đông khô hạn hơn. Để đáp ứng t́nh trạng thiếu hụt năng lượng, Trung Quốc đă phải phụ thuộc nhiều hơn vào than và khí gây ô nhiễm, ngay cả khi chi phí nhiên liệu toàn cầu tăng lên mức kỷ lục.

Nhà phân tích David Fishman tại The Lantau Group ở Thượng Hải cho biết: “Một đợt hạn hán nghiêm trọng kéo dài như chúng ta đă thấy trong năm nay có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Các hồ chứa sẽ mất nhiều thời gian hơn để tích đầy nước và sẵn sàng sản xuất điện trở lại”.

Giám đốc chính sách năng lượng Lei Xie tại Hiệp hội Thủy điện Quốc tế cho biết rằng các tấm pin mặt trời nổi trên mặt hồ chứa thủy điện cũng có thể giúp tạo ra điện khi trời nắng và làm chậm quá tŕnh bốc hơi. Bà nói: “Sự kết hợp của thủy điện cùng với năng lượng mặt trời hoạt động hiệu quả”. Chính phủ Trung Quốc đă áp dụng chiến lược này để tăng tính linh hoạt của các hệ thống lắp đặt thủy điện.

Tuy nhiên, thời tiết khắc nghiệt có thể ảnh hưởng đến tất cả các nguồn năng lượng sạch. Băo cát và khói từ cháy rừng có thể cản trở các tấm pin hấp thụ ánh sáng mặt trời. Nhiệt độ giảm mạnh trong mùa đông có thể khiến các tuabin gió bị đóng băng. Hạn hán của châu Âu cũng hạn chế sản lượng điện từ các nhà máy điện hạt nhân v́ thiếu nguồn nước làm mát.

Lo ngại về khả năng sản xuất điện của các con đập khi trái đất ấm lên làm ảnh hưởng đến các dự án thuỷ điện mới ở nhiều quốc gia. Các con đập cũng bị cho là nguyên nhân phá vỡ hệ sinh thái, làm mất đất ngập nước và khiến các loài thuỷ sinh tuyệt chủng. Các dự án lớn cũng buộc cư dân địa phương phải di dời để nhường chỗ cho các hồ chứa.

Những trở ngại kể trên khiến cho thuỷ điện khó có cơ hội dẫn đầu về nguồn điện sạch trong thời gian dài. BloombergNEF dự kiến công suất thuỷ điện toàn cầu sẽ tăng 18% từ nay đến năm 2050, kém hơn mức tăng gấp 8 lần của năng lượng mặt trời và mức tăng ít nhất gấp 3 lần của năng lượng gió.

Những thách thức đối với thuỷ điện cho thấy khó khăn trong việc xây dựng một mạng lưới năng lượng tái tạo mạnh mẽ để thay thế nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển, nơi cũng phải đối mặt với nhu cầu điện tăng cao khi mức tiêu thụ b́nh quân đầu người tăng lên. Đồng thời, vấn đề hạn hán nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng tốc kiềm chế nhiệt độ tăng cao khi chi phí thực hiện quá tŕnh chuyển đổi năng lượng tăng lên.

VietBF©sưu tập
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

pizza
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 10-27-2022
Reputation: 236539


Profile:
Join Date: Sep 2014
Posts: 95,087
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	25.jpg
Views:	0
Size:	67.4 KB
ID:	2130018
pizza_is_offline
Thanks: 7
Thanked 7,808 Times in 6,938 Posts
Mentioned: 6 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 32 Post(s)
Rep Power: 117 pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10
pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10
Reply

User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC1

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 05:57.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05684 seconds with 12 queries