Nhiều người Việt ở Mỹ, có thói quen lo cuộc sống bên này th́ ít, mà lo bên Việt Nam th́… nhiều.
Chắc do Mỹ là đất nước có nhiều cơ hội. Người có sức làm nhiều, sẽ kiếm được nhiều tiền. Người ít sức làm ít, sẽ có ít tiền.
Nên ai cũng nghĩ nghĩ sang tới Mỹ rồi, có việc là kiếm được tiền, bên Việt Nam c̣n khó khăn, vất vả nên ít nhiều ḿnh phải giúp.
Khổ v́ cái “mác Việt kiều”
Mà cũng đúng, lúc chưa đi Mỹ, mỗi lần thấy Việt kiều về nước áo lụa quần là, xài tiền như nước nên nghĩ bên này sướng lắm.
Viết thư qua lại với bạn bè, tôi cũng nghĩ bên đó không cần làm ǵ hết, tiền trên trời rớt xuống kịnh kịnh để xài, cứ như lá trên cây, ra nhón gót hái sẽ có cả rổ để xài. Bạn tôi cười như điên, bảo qua đây th́ biết.
Mười mấy năm lặn ngụp xứ Mỹ. Rốt cục rồi cũng sáng mắt ra. Mỗi tháng mở mắt, bạn sẽ thấy đủ thứ các loại “bill” (hóa đơn) bọng.
Từ hóa đơn nhà, tới xe, bảo hiểm, điện thoại, thức ăn, credit card, chi tiêu lặt vặt. Nợ nần tự lo, chứ chẳng mấy ai kí trả giùm, kể cả họ hàng, ruột thịt.
Sống xứ này mọi người đều ư thức cái sự thật hiển nhiên đó. V́ thế, đa số đều cố làm việc, lập kế hoạch chi tiêu rơ ràng nếu không muốn vỡ nợ, ra đường mà ở.
Hồi ba tôi c̣n sống, cứ mỗi tháng anh chị lănh lương, ba đều thầm th́, ráng nhín nhịn một ít gửi về bên nhà giúp đỡ anh chị tụi bây nhen. Mới qua mà, cuộc sống c̣n nhiều khó khăn, khốn khó trăm bề, đủ thứ phải chi tiêu.
Anh chị tôi đi làm gục mặt trong hăng không thấy mặt trời, nên nhiều bữa nghe ba nói hoài cũng bực, bảo, bộ chỉ có mấy người bên đó là con, bên này hổng phải, nên ba lo cho bên đó hơn heng.
Thương nhất là cô chú chủ nhà, gốc Bến Tre. Gần sáu mươi rồi, mà sáng nào cũng dậy thiệt sớm nấu ăn cho cả nhà, để con cái có đồ ăn mới tươi ngon mang theo tới chỗ làm. Cô chú “cày” dữ lắm, tới hai ba job (công việc).
Thứ bảy, chủ nhật cô chú cũng không chẳng chịu ở nhà nghỉ ngơi. Hỏi nhà nhỏ xíu, trả gần hết rồi, cô chú đâu cần ǵ phải làm cho dữ? Cô chúm chím cười, làm để lo cho lũ nhỏ c̣n ở lại bên quê.
Với lại để dành mua thêm đất, cất nhà, mai sau về dưỡng già chứ hổng chịu nổi mùa đông lạnh lẽo xứ này nữa.
Mười sáu năm sau gặp lại, cô chú đă bảy mấy, con cái mang qua đây gần hết, nhà cửa ǵ cũng cất xong, lương hưu cũng có rồi, mà hổng thấy về Việt Nam dưỡng già. Ngày ngày vẫn phải xách xe đi làm cho hăng mỹ phẩm.
Tối lănh việc dọn dẹp, lau chùi mấy cái văn pḥng. Hỏi sao cô chú không nghỉ ngơi cho khỏe, sao cứ cực khổ hoài.
Cô cười móm mém, vẫn c̣n hai đứa bên đó, chưa qua được. Với lại cả đống bên này c̣n khó khăn. Thôi c̣n sức th́ c̣n làm, lo cho tụi nó.
Đôi khi nghĩ lại, chính tính thởi lởi, bao đồng, ham lo của bà con bên này, tạo cho người thân và gia đ́nh bên Việt Nam bản tính dựa dẫm và ỷ lại.
Nhiều gia đ́nh tôi biết, có con gái lấy chồng Mỹ, vất vả làm nails kiếm tiền. C̣n bên đó, cả nhà ba bốn thế hệ hổng chịu đi làm, cứ kéo về ở hết trong nhà, đợi mỗi tháng con gái gửi về ít trăm bạc tiêu xài, phè phởn.
Người Việt làm nails như thương hiệu
Có một sự mặc định trong nghề nghiệp hầu như ở Mỹ ai cũng biết.
– Người Mexico và các nước Nam Mỹ chuyên làm cầu đường, xây dựng và phụ bếp.
– Người Hoa buôn bán và mở nhà hàng trong các Chinatown.
– Người Việt làm nails và hớt tóc.
– Người Ấn Độ, Pakistan và các nước Nam Á làm chủ cây xăng, cửa hàng tiện lợi.
– Người Hàn làm giặt ủi và mở nhà hàng trong các Koreantown.
– Người Philippines và các nước gốc châu Phi làm y tá và giúp việc nhà…
Thỉnh thoảng ra ngoài, gặp người Việt, sau mấy câu xă giao kiểu: Tên ǵ? Ở đâu? Chạy xe ǵ? Mua nhà chưa? Lấy vợ chưa? Mấy cháu rồi? Th́ sẽ nghe tiếp hai câu quen thuộc: Qua Mỹ lâu chưa? Làm neo hay làm hăng?
Lúc đầu tôi cũng hơi bực ḿnh với mấy câu hỏi có phần soi mói, vô duyên kiểu này và nghĩ thầm trong bụng, bộ người Việt không biết làm ǵ khác hơn ngoài neo với hăng?
Mà thôi riết cũng quen, có bực cũng chẳng được ǵ. V́ trong đầu họ đă có một sự mặc định như vậy rồi.
Vả lại nghề nào làm ra tiền bằng bàn tay với khối óc để nuôi sống bản thân và gia đ́nh th́ đều đáng được tôn trọng.
VietBF @ Sưu tầm