Các chuyên gia cảnh báo Liên minh châu Âu (EU) cấm dầu Nga sẽ gây ra khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.
Theo trang oilprice.com, lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga mà châu Âu đưa ra sẽ có hiệu lực vào tháng 12. Đối với các nhà lănh đạo EU, nhiệm vụ tiếp theo là t́m kiếm nguồn dầu thô mới trước một mùa đông lạnh.
Mới đây, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết cấm dầu Nga là một nỗ lực của EU để buộc Nga phải trả giá cho chiến dịch quân sự tại Ukraine. Mặc dù vậy, biện pháp này đang cho thấy phản tác dụng v́ tiền bán dầu của Nga đă tăng hàng chục tỷ USD nhờ bán dầu cho châu Á khi giá năng lượng tăng vọt.
Các nhà lănh đạo EU đă tăng cường nỗ lực chuyển từ mua năng lượng của Nga sang mua của các nước giàu năng lượng khác, mặc dù họ có thể thấy khó khăn khi tăng nhập khẩu năng lượng do năng lực sản xuất dự pḥng c̣n hạn chế trên toàn thế giới.
Ông Monica Malik, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Thương mại Abu Dhabi, nói rằng các quốc gia vùng Vịnh như Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất sẽ không thể tăng sản lượng để thay thế dầu Nga ở châu Âu.
Sau cùng, thế giới đang chuyển sang thị trường dầu mỏ hạn hẹp hơn nhiều trong thời gian c̣n lại của năm sau khi OPEC+ cắt giảm sản lượng. Điều này có thể vô t́nh thúc đẩy một siêu chu kỳ định giá khi giá dầu Brent tiến gần tới 100 USD/thùng.
Vậy châu Âu sẽ lấy dầu thô ở đâu trong mùa đông này nếu năng lực sản xuất trên toàn thế giới bị hạn chế? Nếu không có năng lực sản xuất dự pḥng trên thế giới, các nhà lănh đạo EU sẽ gặp khó khăn trong t́m nguồn dầu thô v́ sản lượng không thể tăng nhanh.
Bà Helima Croft, Giám đốc điều hành tại RBC Capital Markets, cảnh báo: “Tôi nghĩ rằng chúng ta đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ”.
Bà Croft lo ngại sẽ có phản ứng dữ dội của chủ nghĩa dân túy ở châu Âu khi các lệnh trừng phạt Nga đă gây ra cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt. Điều này có thể buộc một số chính phủ EU phải tập trung làm cho giá cả giảm. Bà cũng cho biết khả năng Mỹ thực hiện các thỏa thuận với Venezuela hoặc Iran để bù đắp cuộc khủng hoảng năng lượng là khó có thể xảy ra.
Một nhà ngoại giao hàng đầu của EU thừa nhận: “Sự thịnh vượng của chúng ta dựa trên nguồn năng lượng giá rẻ đến từ Nga”.
An ninh năng lượng của châu Âu đang gặp khó khăn nghiêm trọng khi mùa lạnh gần đến. Vấn đề với năng lực sản xuất toàn cầu hạn chế và chi phí năng lượng cao hơn sẽ chỉ gây căng thẳng cho châu Âu. Mùa đông năm nay, có nguy cơ mất điện trên toàn khối do nguồn cung cấp năng lượng từ Nga bị cạn kiệt và không có khả năng tăng nhanh nhập khẩu từ nước ngoài. Anh đă cảnh báo về kịch bản này vài ngày trước.
VietBF @ Sưu tầm