Uống đủ nước để lượng nước tiểu bài tiết phải trên 2 lít/ngày mới đủ lọc chất độc ra ngoài. Người dân chỉ cần thực hiện được việc này sẽ loại bỏ được 50% nguyên nhân dẫn đến bệnh về sỏi.
Nhiều người vốn biết cơ thể có sỏi thận, được chỉ định can thiệp nhưng sợ phẫu thuật, nên t́m đến các bài thuốc truyền miệng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp khi quay lại bệnh viện th́ đă muộn.
Chia sẻ với PV Báo Giao thông, TS. BS Nguyễn Đ́nh Liên, Trưởng khoa Phẫu thuật thận tiết niệu và nam học, Bệnh viện E cho biết, ông từng tiếp nhận bệnh nhân được chẩn đoán sỏi thận được chỉ định phẫu thuật nhưng bệnh nhân từ chối điều trị, về uống thuốc nam.
Tuy nhiên, chỉ sau khoảng nửa năm, khi quay lại bệnh viện th́ đă quá muộn. Cả hai quả thận của bệnh nhân mất chức năng hoàn toàn, phải chỉ định ghép thận.
Ảnh minh họa
Trường hợp điển h́nh nhất là ông Nguyễn Hữu Nam (48 tuổi, Hà Nội) nhập viện trong t́nh trạng cấp cứu do sốt cao, kèm đi tiểu đục và đau tức vùng bụng trái.
Tại bệnh viện, ông Nam được chẩn đoán sỏi ứ mủ thận do sỏi san hô hai bên thận. Điều đáng nói, ông Nam biết rơ ḿnh mắc sỏi thận nhưng chủ quan không điều trị, khi đến viện th́ thận trái đă giăn mỏng, mất hoàn toàn chức năng.
Các bác sĩ cho biết, sỏi thận nếu không điều trị hoặc phát hiện muộn có thể dẫn tới thận ứ nước và suy thận, hoặc một số người có cơ địa đề kháng kém dễ dẫn đến nhiễm khuẩn huyết do sỏi.
Ở giai đoạn sớm, sỏi thận thường không gây khó chịu cho người bệnh, hoặc một số trường hợp có triệu chứng đau lưng, sốt, tiểu lắt nhắt. Ở giai đoạn muộn hơn, người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, phù, tiểu ít do suy thận mạn.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi cơ thể xuất hiện 1 trong 3 dấu hiệu dưới đây cần được đi khám sớm
Đi tiểu thường xuyên
Mặc dù chính thận là cơ quan sản xuất nước tiểu, nhưng việc bài tiết nước tiểu đ̣i hỏi hệ thống tiết niệu phải khỏe mạnh bao gồm cả niệu quản và bàng quang.
Sau khi sỏi xuất hiện ở thận, do sự tăng thể tích của sỏi cục bộ, nó có thể gây chèn ép bàng quang, dẫn đến giảm thể tích nước tiểu lưu trữ trong bàng quang, gây ra t́nh trạng đi tiểu thường xuyên và khẩn cấp. Một số bệnh nhân có triệu chứng tắc đường tiết niệu cũng có liên quan tới sỏi thận.
Đau ở lưng hoặc bụng
Sỏi thận được biết là gây đau dữ dội. Các triệu chứng sỏi thận có thể không xảy ra cho đến khi sỏi bắt đầu di chuyển xuống niệu quản. Người bị sỏi thận sẽ bị đau ở một bên lưng hoặc bụng. Ở nam giới, cơn đau có thể tỏa ra vùng háng. Cơn đau do đau bụng đến và đi nhanh nhưng đôi khi có thể đau rất dữ dội.
Nếu sỏi thận nhỏ, nó sẽ di chuyển liên tục trong khung chậu hoặc niệu quản thận, gây ra những cơn đau dữ dội ở vùng bụng. Sự khởi phát của cơn đau quặn thận cấp tính thường xuất hiện đột ngột lúc giữa đêm. Ban đầu nó sẽ xuất hiện cơn đau dữ dội ở thắt lưng và bụng, sau đó lan tỏa ra từ niệu quản đến bụng dưới rồi đùi trong và vùng kín.
Đi tiểu máu
Tiểu máu là một trong những triệu chứng điển h́nh nhất của sỏi thận. Hầu hết bệnh nhân không cảm thấy đau sau khi xuất hiện sỏi thận, mà chỉ thấy có sự xuất hiện của một lượng máu nhỏ trong nước tiểu, rất dễ nhận biết được bằng mắt thường.
Điều này chủ yếu là do tổn thương sỏi ở thận hoặc niêm mạc niệu quản. Nếu nước tiểu hơi đỏ, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra kịp thời. Xét nghiệm nước tiểu là phương pháp phổ biến nhất. Dưới kính hiển vi, nếu có quá nhiều tế bào hồng cầu, điều đó có nghĩa triệu chứng tiểu máu là chính xác.
4 điều nên làm để pḥng tránh sỏi
- Uống đủ nước để lượng nước tiểu bài tiết phải trên 2 lít/ngày mới đủ lọc chất độc ra ngoài. Người dân chỉ cần thực hiện được việc này sẽ loại bỏ được 50% nguyên nhân dẫn đến bệnh về sỏi.
- Tăng cường vận động.
- Hạn chế ăn đồ mặn và không ăn những thức ăn ôi thiu, những đồ ăn có thể tạo thành sỏi.
- Để phát hiện sớm bệnh sỏi thận và các bệnh lư khác, người dân nên khám tổng thể ít nhất một lần/năm. Đặc biệt, những người đă phát hiện có sỏi nên đi khám thường xuyên hơn tại các cơ sở y tế uy tín, bệnh viện chuyên khoa.