Thời tiết giao mùa dễ bị cảm, đặc biệt là trẻ nhỏ do hệ miễn dịch kém. Theo dân gian, gừng có nhiều tác dụng, trong đó có thể giải cảm hiệu quả. Vậy cách nấu nước gừng giải cảm như thế nào?
1. Đặc điểm của gừng
Gừng là loại gia vị phổ biến trên thế giới, có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Cây gừng có thân rễ dày, nhiều nhánh với lớp ngoài màu nâu và tâm màu vàng, có vị cay, mùi thơm như cam quýt. Các thân lá của gừng mọc cao khoảng 1 mét, lá dài từ 15 – 30 cm, thuôn dài, mọc xen kẽ thành hai hàng dọc và phát sinh từ các bẹ bao quanh thân. Những bông hoa có dạng gai dày, hình nón dài từ 5 – 8cm bao gồm các lá màu xanh lục xếp chồng lên nhau.
Gừng được nhân giống bằng cách giâm cành rễ và trồng dưới đất. Việc thu hoạch được thực hiện đơn giản bằng cách nhấc thân rễ lên khỏi đất , rửa sạch và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Thân rễ gừng khô có hình dạng không đều, phân nhánh hoặc nhạt màu. Màu sắc của chúng thay đổi từ vàng đậm đến nâu nhạt đến nhạt. Gừng có thể để nguyên vỏ (bỏ hết lớp bẩn), cạo một phần hoặc gọt vỏ là có thể sử dụng.
2. Triệu chứng của cảm?
Cảm là bệnh lây truyền qua đường hô hấp do virus cúm lây nhiễm vào mũi, họng và đôi khi là phổi. Cúm có thể gây bệnh từ nhẹ đến nặng, thậm chí gây tử vong nếu như không được chữa trị kịp thời.
Cảm thường đến đột ngột, người bị cảm thường có các triệu chứng như:
- Sốt và ớn lạnh
- Viêm họng, ho
- Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi khiến khó thở
- Đau nhức cơ và gây mệt mỏi
3. Tác dụng nước gừng mang lại
3.1. Giữ cho răng khỏe mạnh
Gừng có tính kháng khuẩn, rất tốt cho răng miệng nhờ vào các hợp chất hoạt tính như gingerols, có tác dụng ngăn vi khuẩn (vi khuẩn gây ra bệnh nha chu, nước, viêm lợi nghiêm trọng) trong miệng phát triển.
3.2. Giảm buồn nôn, đau bụng
Hầu hết phụ nữ thường trải qua nhiều giai đoạn như chu kỳ kinh nguyệt, mang thai... những quá trình này thường kèm theo tình trạng đau bụng và buồn nôn. Nước gừng có thể giúp bạn làm dịu cơn đau nhờ vào việc phá vỡ và loại bỏ khí tích tụ trong ruột, giúp cơ thể lưu thông dễ dàng.
3.3. Giảm viêm khớp
Gừng có chứa chất chống viêm cao, giúp giảm sưng tấy, đặc biệt hữu ích để điều trị các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp. Bạn có thể sử dụng bằng cách uống nước gừng, chườm hoặc gán miếng dán gừng trên da.
3.4. Giảm lượng đường trong máu
Theo một số nghiên cứu nhỏ chứng minh, gừng có thể giúp cơ thể sản sinh insulin tốt hơn và giúp cải thiện lượng đường có trong máu và hỗ trợ cải thiện các yếu tố có nguy cơ dẫn đến mắc bệnh tim mạch.
3.5. Ngăn ngừa ung thư
Các đặc tính có thể chống ung thư như gingerol được tìm thấy với số lượng lớn trong gừng sống. Rất nhiều bằng chứng cho thấy, gừng có hiệu quả chống lại các bệnh về ung thư đường tiêu hóa như: ung thư tuyến tụy, ung thư gan ... Vì vậy, bạn hãy uống hoặc ăn 2 gam gừng mỗi ngày để giảm các vi khuẩn gây viêm trong đường ruột kết.
3.6. Bảo vệ chống lại bệnh tật
Gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa, có thể ngăn ngừa căng thẳng và tổn thương DNA của cơ thể, giúp chống lại các bệnh mãn tính như cao huyết cáo, bệnh tim, bệnh phổi ... đồng thời thúc đẩy quá trình lão hóa khỏe mạnh.
4. Cách nấu nước gừng giải cảm
Cảm thường khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức làm cho việc vận động càng trở nên khó khăn. Để có thể hỗ trợ điều trị cảm tại nhà mà không cần đến bệnh viện, bạn nên uống nước gừng để cơ thể bổ sung chất chống oxy hóa giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Cách nấu nước gừng giải cảm đơn giản mà mọi người có thể thực hiện tại nhà, cụ thể:
4.1. Nước gừng đun cùng nước cốt chanh
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 củ gừng, nước cốt chanh (nếu thích), đường, máy xay sinh tố, ràng lọc loại bỏ bã.
- Các bước thực hiện:
+ Gọt vỏ gừng và làm sạch, sau đó cắt lát thành từng miếng gừng nhỏ.
+ Cho gừng đã cắt lát vào máy xay, đổ hỗn hợp nước cốt chanh xay cùng, sau đó thực hiện xay khoảng 30 – 60 giây đến khi nhuyễn.
+ Cho vào ràng lọc để loại bỏ bã thừa.
+ Thêm khoảng 20 ml nước vào và đun sôi cùng hỗn hợp nước gừng trên bếp khoảng 2 – 3 phút.
+ Đổ ra cốc và bắt đầu thưởng thức, bạn có thể cho thêm đá vào uống chung mà không bị mất vị ngon của nước gừng.
4.2. Nước gừng dứa
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 quả dứa, 1 lát gừng tươi, 3 muỗng đường, 1 ly nước lọc, 1 cốc đá (nếu thích), máy xay sinh tố, ràng lọc loại bỏ bã.
- Cách thực hiện:
+ Làm sạch vỏ gừng và dứa, cắt lát thành các miếng nhỏ cho vào xay nhuyễn.
+ Bỏ vào ràng lọc loại bỏ bã để lấy nước cốt mịn.
+ Cho hỗn hợp vào cốc, đổ thêm đường cho đậm vị và bắt đầu thưởng thức. Ngoài ra, bạn có thể cho thêm đá vào uống cùng mà không sợ mất bị ngon của nước.
Gừng có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, đặc biệt có thể hỗ trợ giải cảm. Tuy nhiên, nước gừng chỉ mang tính chất hỗ trợ làm giảm triệu chứng khi bị cảm, không thay thế chỉ định điều trị của bác sĩ. Vì vậy, mọi người nên dùng nước gừng như một cách kết hợp với các phương pháp khác như ăn uống, dùng thuốc, nghỉ ngơi, ...