Bốn trong số năm quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) sát biên giới với Nga bắt đầu từ chối người Nga nhập cảnh từ khuya ngày 19 tháng Chín, theo Reuters.
Bốn quốc gia đó là
Ba Lan, Estonia, Latvia và
Lithuania. Lệnh cấm nhập cảnh của bốn nước EU nhằm vào khách du lịch và không áp dụng đối với những người Nga đang xin tỵ nạn chính trị ở EU, các tài xế xe tải, người tỵ nạn và thường trú nhân tại các nước thành viên liên minh cũng như những thân nhân đến thăm gia đình.
Biên giới Imatra giữa Phần Lan và Nga vắng vẻ và yên tĩnh vào ngày 24 tháng Năm năm 2022. (Ảnh: Sean Gallup / Getty Images)
Đây được coi là một trong hàng loạt biện pháp trừng phạt kể từ khi Moscow mở cuộc xâm lăng quân sự đặc biệt ở Ukraine từ ngày 24 tháng Hai. Đây cũng là bước đi khác của EU hoặc các nước thành viên, trong khi Phần Lan quyết định vẫn mở cửa, dù họ đã cắt giảm số lượng các cuộc hẹn lãnh sự dành cho du khách Nga muốn xin visa vào Phần Lan.
Ba Lan đón nhận thường dân Ukraine chạy sang tỵ nạn nhưng "cấm cửa" du khách Nga. Trong hình: Người dân Ukraine đi qua cửa khẩu Medyka để sang Ba Lan. (Ảnh: Cem Tekkesinoglu / Getty Images)
EU chỉ duy trì các kết nối về giao thông đường bộ, đường sắt tới Nga, và cấm tất cả các chuyến bay. Trong tháng Chín này, EU cũng hạn chế cấp visa du lịch tự do trong khối Schengen đối với các công dân Nga.
Phản ứng trước quyết định mới của Ba Lan, Estonia, Latvia và Lithuania, Nga khẳng định sẽ có biện pháp đáp trả tương xứng. Tuy nhiên, Moscow nói rằng, sẽ không tự đóng cửa biên giới với EU.
Ukraine đang tích cực vận động khối EU thực hiện việc cấm du khách Nga nhập cảnh, đã gây ra ít nhiều sự chia rẽ trong khối liên minh. Đức và Pháp lập luận, việc áp đặt biện pháp này với dân thường Nga sẽ gây ra phản tác dụng. Dù trước đó họ từng tuyên bố người Nga không nên nhập cảnh vào các nước EU trong thời gian diễn ra cuộc xung đột với Ukraine, nhưng theo Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin tin, lệnh
"cấm cửa" này có thể trái với thỏa thuận khu vực Schengen, khối bao gồm 26 quốc gia châu Âu đã chính thức bãi bỏ hộ chiếu và các hình thức kiểm soát biên giới khác, cho phép đi lại tự do giữa các nước thành viên.
Biên giới Imatra giữa Phần Lan và Nga vắng vẻ và yên tĩnh vào ngày 24 tháng Năm năm 2022. Hoạt động thương mại giữa Imatra và thành phố Svetogorsk của Nga gần đó, vốn đã bị cản trở do hai năm sự hạn chế có liên quan đến COVID-19, bị giáng một đòn mạnh hơn bởi các lệnh trừng phạt quốc tế áp đặt lên Nga do cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine. Theo một lính biên phòng Phần Lan, trung bình có 150 xe tải đi qua biên giới tại ngã ba Imatra mỗi ngày trước khi có các lệnh trừng phạt. Hôm nay, ông nói rằng mức trung bình chỉ là 12 đến 15 xe.
Phần Lan tham gia các lệnh trừng phạt và cũng nhất quyết lên án chiến tranh, thì giờ đây nước này phải đối mặt với hậu quả, đặc biệt là sau khi họ nộp đơn gia nhập liên minh quân sự NATO. Moscow tức giận trước NATO, ngừng cung cấp khí đốt tự nhiên cho Phần Lan vào ngày 21 tháng Năm để đáp trả lại. Phải chăng vì lẽ đó mà bây giờ Phần Lan có vẻ nhân nhượng hơn so với bốn quốc gia láng giềng của Nga chăng?
"Một quốc gia cấp thị thực, một quốc gia khác từ chối. Đó chắc chắn không phải điều được mong muốn cho hệ thống", Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto phát biểu trước các phóng viên tại Helsinki vào tuần trước.
Ngược lại, Thủ tướng Estonia Kaja Kallas bày tỏ sự thất vọng về sự chia rẽ trong EU, đồng thời cảnh cáo Phần Lan đang tạo ra lỗ hổng cho phép nhiều du khách Nga đổ xô đến biên giới nước này để trốn thoát khỏi nước Nga.
(Theo SGN)