Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 11/9 nhận định nền kinh tế nước này đang đối mặt với 'nguy cơ' suy thoái do biện pháp thắt chặt tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát có thể làm chậm đà tăng trưởng, song khẳng định nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn có thể tránh được kịch bản suy sụp nghiêm trọng.
Bà Janet Yellen phát biểu tại một sự kiện ở bang Delaware, Mỹ ngày 1/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn kênh truyền h́nh CNN, bà Yellen bày tỏ: “Tất nhiên, đây là một nguy cơ mà chúng tôi đang theo dơi. Nhưng chúng ta có một thị trường lao động rất mạnh, và tôi cho rằng chúng ta hoàn toàn có thể duy tŕ ưu thế này”.
Cũng theo bà Yellen, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đang hướng đến mục tiêu “hạ cánh mềm” cho nền kinh tế lớn nhất thế giới - khi giảm dần lạm phát về mức 2% mà không gây suy thoái. Bộ trưởng Tài chính Mỹ khẳng định: “Tôi tin rằng có cách để đạt được mục tiêu đó. Về lâu dài, không có lư ǵ mà một thị trường lao động vững mạnh lại không (góp phần) kiểm soát được lạm phát”.
Trước đó, FED sáng 8/9 (theo giờ Hà Nội) đă công bố báo cáo Beige Book về t́nh h́nh kinh tế, trong đó dự đoán nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng chậm cho đến cuối năm và lạm phát sẽ giảm. Beige Book có tên gọi chính thức là Tường thuật tóm tắt về t́nh h́nh kinh tế hiện tại. Đây là một trong những tài liệu quan trọng được thị trường chờ đợi, bởi tài liệu này chứa đựng các dữ liệu quan trọng phản ánh “sức khỏe” của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Báo cáo này thường được FED đưa ra 2 tuần trước khi Ủy ban Thị trường Mở liên bang (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách của FED - tiến hành các cuộc họp.
Báo cáo nhận định hoạt động kinh tế Mỹ không thay đổi kể từ tháng 7 vừa qua. Chi tiêu tiêu dùng - chỉ số quan trọng trong thước đo nền kinh tế - duy tŕ sự ổn định, trong đó, chi tiêu cho thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu tăng lên. Doanh số bán ô tô thấp do không có nhiều hàng tồn kho và giá cả tăng cao. Các hoạt động du lịch và dịch vụ đă tăng trưởng trở lại. Hoạt động sản xuất phát triển không đồng đều, do vẫn c̣n một số khu vực sụt giảm sản lượng do gián đoạn chuỗi cung ứng và thiếu hụt lao động sau đại dịch COVID-19.
Lạm phát giữ ở mức cao khiến giá các mặt hàng như thực phẩm, chi phí thuê nhà, các dịch vụ tiện ích, khách sạn vẫn duy tŕ đà tăng, tuy nhiên mức tăng tại một số vùng chỉ là tương đối. Báo cáo cho rằng áp lực này dù đă giảm bớt trong tháng qua, song c̣n có thể kéo dài ít nhất cho tới cuối năm nay, trong bối cảnh chi phí đầu vào cho sản xuất và xây dựng c̣n cao.
Tuy nhiên, giá nhiên liệu và nhu cầu chung về năng lượng dự kiến sẽ giảm và làm giảm áp lực đối với giá cả, đặc biệt là chi phí vận tải. Trong khi đó, thị trường lao động Mỹ tăng trưởng khiêm tốn, dù nhu cầu vẫn cao, mức lương của người lao động cũng tăng chậm lại.