Bị thất bại nhục nhă, Trung Quốc phải chấp nhận để ngoại bang "đầu độc" bằng thuốc phiện - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > History | Lịch Sử


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Bị thất bại nhục nhă, Trung Quốc phải chấp nhận để ngoại bang "đầu độc" bằng thuốc phiện
Thất bại nhục nhă nào khiến Trung Quốc phải chấp nhận để ngoại bang "đầu độc" bằng thuốc phiện? Măi măi mối hận không thể xóa nḥa trong lịch sử Trung Quốc là sự thất bại trong chiến tranh thuốc phiện. Trung Quốc dưới đế chế Thanh triều tự cho ḿnh là quốc gia mạnh nhất thế giới thời bấy giờ, đă chuốc lấy thất bại cay đắng trước quân Anh và chấp nhận để ngoại bang đầu độc cả đất nước bằng “thứ bột trắng ma quỷ”.

Giao thương giữa Trung Quốc và các nước phương Tây đă manh nha từ những năm 1550 ở thời nhà Minh. Tới thời nhà Thanh, quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và phương Tây, đặc biệt là với Anh, Pháp, Tây Ban Nha, phát triển rất mạnh mẽ.

Theo Bách khoa Toàn thư lịch sử Trung Quốc, người phương Tây tỏ ra rất ưa chuộng những hàng hóa Trung Quốc như lụa, sứ, nhân sâm, đồ thủ công mỹ nghệ và đặc biệt là trà.


Giao thương của Trung Quốc với phương Tây ban đầu khá thuận lợi (ảnh minh họa).

Nhà Thanh quy định hàng hóa Trung Quốc bắt buộc phải trao đổi với phương Tây bằng vàng hoặc bạc. Vào khoảng thế kỷ 17, các nước như Anh, Pháp, Tây Ban Nha đẩy mạnh việc chinh phục, khai thác thuộc địa nên việc kiếm bạc, vàng để giao dịch với Trung Quốc không quá khó khăn.

Tuy nhiên, quan hệ giữa Trung Quốc với phương Tây cũng tồn tại sự bất đối xứng. Các nước phương Tây mua rất nhiều hàng hóa của Trung Quốc, giúp nhà Thanh kiếm hàng chục triệu lượng bạc.

Ngược lại, nhà Thanh tự cho rằng chẳng việc ǵ phải mua hàng ngoại nhập v́ sản vật Trung Quốc dồi dào, lúc nào cũng có sẵn. Trong một nền kinh tế tự cung tự cấp như nhà Thanh, hàng hóa phương Tây rất khó bán. Nhà Thanh chỉ quan tâm đến một số mặt hàng như vũ khí, đồng hồ của phương Tây mà thôi. V́ vậy, giao thương với phương Tây, Trung Quốc là bên hưởng lợi.

Người Anh buôn thuốc phiện khiến xă hội Trung Quốc suy thoái nghiêm trọng (ảnh: Sohu)

Vào khoảng thế kỷ 17, 18, kinh tế các nước như Anh, Pháp, Tây Ban Nha phát triển rất mạnh mẽ. Họ cần một lượng lớn vàng, bạc để đúc tiền kim loại. Sự kiện một số quốc gia ở châu Mỹ như Mỹ, Mexico tuyên bố độc lập cũng khiến những cường quốc châu Âu mất hẳn một thuộc địa giàu tài nguyên. Điều này khiến các nước phương Tây rơi vào “cơn khát thị trường”. Đặc biệt là việc t́m nguồn bạc để tiếp tục giao dịch với Trung Quốc rất khó khăn.

Người Anh cảm thấy buôn bán với Trung Quốc khiến họ bị lỗ rất nhiều. Anh quốc “đau đầu” t́m cách thu lại số bạc đă đổ vào Trung Quốc và họ t́m ra một thứ hàng hóa đặc biệt: Thuốc phiện - hay c̣n được người Trung Quốc bấy giờ gọi là “nha phiến”.

Từ thời nhà Đường, thuốc phiện đă được một số danh y sử dụng như một dược liệu giúp giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc phiện cũng rất dễ gây nghiện, tàn phá nặng nề thể chất, tinh thần người sử dụng nên dần bị hạn chế, theo Sohu.

Người Anh có được nguồn cung thuốc phiện từ Ấn Độ, ra sức tuồn hàng vào Trung Quốc. Nhà Thanh ban đầu chấp nhận thuốc phiện như một loại hàng hóa nhập khẩu v́ có thể đánh thuế cao.

Mỗi năm Trung Quốc nhập từ 4.000 – 6.000 rương thuốc phiện của Anh. Mỗi rương thuốc phiện ban đầu có có giá khoảng 150 lượng bạc nhưng dần dần được đẩy lên 350 lượng. Thương thân Anh quốc dần dà kiếm bộn tiền từ việc bán thứ thuốc độc hại cho người Trung Quốc.

Lâm Tắc Từ chống “quốc nạn” thuốc phiện (ảnh minh họa).

Đến năm 1773, công ty Đông Ấn của Anh đă chiếm độc quyền mua bán thuốc phiện của Ấn Độ. Việc bán thuốc phiện cho Trung Quốc lại càng được đẩy mạnh hơn nữa. Năm 1796, nhận ra tác hại khủng khiếp của thuốc phiện đối với kinh tế - xă hội, nhà Thanh cấm buôn bán mặt hàng này trong nước.

Nhà Thanh cho rằng, thuốc phiện bị người phương Tây khinh rẻ, coi như bùn đất, vậy mà mang vào bán ở Trung Quốc, lại trở nên quư như vàng bạc.

Theo Sohu, lệnh cấm buôn bán thuốc phiện được ban ra, các thương nhân Anh “lách luật” bằng cách mua nhiều thuyền cũ rồi biến chúng thành nhà kho nổi, trữ thuốc phiện trên đất liền rất ít. Quan lại Trung Quốc phần đông tham nhũng, ăn hối lộ nhiều nên để mặc cho thương nhân Anh buôn lậu thuốc phiện vào trong nước.

Sau này quan đại thần nhà Thanh là Lâm Tắc Từ được cử đi chống thuốc phiện. Khi tra sổ sách, ông kinh ngạc v́ trong 20 năm kể từ khi thuốc phiện bị cấm bán, quan lại địa phương không phát hiện bất kỳ vụ buôn lâu nào.

Do tác hại của thuốc phiện, xă hội Trung Quốc ngày càng xuống cấp trầm trọng. Vàng bạc trong nước thất thoát rất nhiều. Trung Quốc từ một nước xuất siêu trở thành nhập siêu. Giá bạc tăng cao, kéo theo vật giá leo thang, đời sống của người dân khổ càng thêm khổ.

Năm 1820, Hoàng đế Đạo Quang nhà Thanh đẩy mạnh chính sách chống thuốc phiện. Ông nhận định, nếu không nhanh chóng cấm tiệt thứ “quốc nạn” thuốc phiện, không những người dân tan nhà nát cửa mà đất nước cũng suy vong.

Hải quân Anh được xem là mạnh hàng đầu thế giới lúc bấy giờ (ảnh minh họa).

Đạo Quang quy định, thuyền của thương nhân ngoại quốc phải bị lục soát nghiêm ngặt, nếu tra ra có thuốc phiện sẽ bị đuổi đi lập tức.

Năm 1839, Hoàng đế Đạo Quang bổ nhiệm Lâm Tắc Từ – được cho là vị quan hết ḷng v́ dân v́ nước – giữ chức khâm sai, điều tới Quảng Đông (nơi thương nhân Anh tập trung buôn bán) chống nạn thuốc phiện.

Lâm Tắc Từ chống thuốc phiện rất nghiêm. Ông ra quy định, nếu phát hiện thuyền nào chở thuốc phiện, phải tịch thu tiêu hủy, thậm chí là xử tử kẻ buôn bán. Lâm Tắc Từ lập lời thề, chừng nào chưa quét sạch thuốc phiện sẽ quyết không quay lại triều đ́nh.

Lâm Tắc Từ c̣n viết một bức thư cho Nữ hoàng Anh, chất vấn bà về đạo đức khi cấm thuốc phiện ở Anh, biết rơ tác hại, nhưng lại mang sang bán cho Trung Quốc.

Nhiều thương nhân Anh cố t́nh buôn bán thuốc phiện bị bắt giữ. Các kho hàng trá h́nh trên bờ đều bị phát hiện và đốt sạch. Lâm Tắc Từ c̣n đưa quân ra khơi, tiêu hủy số thuốc phiện trên các tàu Anh neo đậu. Lâm Tắc Từ đốt bỏ khoảng 1.200 tấn thuốc phiện. Ông được người Trung Quốc xem là một trong những anh hùng dân tộc, theo KK News.

Lâm Tắc Từ quy định, các thương nhân nước ngoài muốn tiếp tục làm ăn với Trung Quốc phải kư cam kết không buôn lậu thuốc phiện, nếu vi phạm sẽ tự nguyện nhận án tử h́nh. Chính phủ Anh kịch liệt phản đối quy định này nhưng nhiều thương nhân không buôn thuốc phiện đều chấp nhận kư. Thương mại dần đi nào nề nếp, mặc dù người Anh tỏ ra hằn học.

Năm 1839, xảy ra sự kiện một nhóm thủy thủ, thương gia Anh say rượu rồi giết người Trung Quốc ở Cửu Long (thuộc Hong Kong ngày nay). Lâm Tắc Từ yêu cầu phía Anh giao người để xét xử nhưng bị từ chối.

Tức giận trước hành động này, Lâm Tắc Từ ra lệnh cấm bán thực phẩm cho người Anh. T́nh h́nh trở nên căng thẳng, các tàu thương nhân Anh đều rút khỏi Trung Quốc và một hạm đội tàu chiến Anh được điều tới hỗ trợ.

Tháng 9/1839, vụ đụng độ nhỏ đă xảy ra giữa các tàu chiến Anh và tàu chiến Trung Quốc ở Cửu Long. Tàu chiến Trung Quốc không địch nổi hỏa lực Anh nên bỏ chạy. Người Anh lên bờ và mua được thực phẩm. Đầu năm 1840, Hoàng đế Đạo Quang ra lệnh các thương nhân nước ngoài không được hỗ trợ cho người Anh nếu c̣n muốn làm ăn với Trung Quốc.

Cuối tháng 6/1840, Anh cử hạm đội hơn 40 tàu chiến tới Quảng Đông, ra yêu sách đ̣i Trung Quốc bồi thường về số thuốc phiện đă bị tiêu hủy. Nhà Thanh bác bỏ.

Theo Sohu, xét về tương quan lực lượng, quân Thanh tuy đông hơn về số lượng, nhưng chất lượng th́ yếu kém. Trải qua khoảng 200 năm yên b́nh, sức chiến đấu của quân đội Bát Kỳ khét tiếng khi xưa đă suy giảm nếu không muốn nói là yếu kém, bạc nhược. Vũ khí quân Thanh sử dụng cũng không thể so b́ với độ hiện đại của quân Anh cả về tầm xa, tốc độ nạp đạn và sức công phá.

Tháng 7/1840, quân Anh đánh ch́m 13 tàu chiến Trung Quốc, chiếm đảo Chu Sơn làm căn cứ. Đầu năm 1841, người Anh tấn công pháo đài Hổ Môn ở Quảng Đông. Đô đốc hải quân trấn thủ Hổ Môn là Quan Thiên Bồi cho đốt tàu và thả trôi về phía hạm đội Anh để phóng hỏa nhưng vô dụng. Hổ Môn với hơn 300 khẩu pháo nằm trong ṿng vây của quân Anh, nhà Thanh kinh sợ.

Giữa tháng 1/1841, quân Anh đột kích pháo đài Sa Giác, Đại Giác ở Quảng Đông, tiêu diệt 11 chiến thuyền nhà Thanh. Ngày 26/1/1841, Anh tổng công kích pháo đài Hổ Môn, Đô đốc Quan Thiên Bồi quyết chiến tới cùng và tử trận. Quân Anh phá hủy pháo đài này. Một ngày sau đó, Hoàng đế Đạo Quang tuyên chiến với nước Anh.

Tháng 10/1841, quân Anh đă chiếm được Ninh Ba (thuộc tỉnh Chiết Giang). Tháng 3/1842, nhà Thanh chia quân 3 đường, muốn chiếm lại Ninh Ba nhưng bị đánh bại hoàn toàn. Quân Anh được thể, cứ đánh tràn ra măi, tới tháng 8/1842 đă áp sát Nam Kinh.

Nhà Thanh lúc này đă mất hết tinh thần chiến đấu, chỉ mong cầu ḥa, bèn cử người sang đàm phán với quân Anh. Hiệp ước Nam Kinh được kư kết. Lâm Tắc Từ sau đó bị đổ lỗi và cách chức. Ông khẩn thiết xin hoàng đế chú trọng canh tân đất nước, cải thiện quốc pḥng và bài trừ ma túy nhưng Đạo Quang gạt bỏ.

Nhà Thanh chấp nhận bồi thường toàn bộ chiến phí, thuốc phiện cho Anh. Hong Kong được chuyển giao cho Anh. Mở các cảng lớn cho thương nhân Anh buôn bán tự do. Lợi ích của Anh phải được đặt lên hàng đầu trong quá tŕnh nhà Thanh tiến hành giao thương với bất kỳ quốc gia nào khác. Tổng cộng nhà Thanh phải bồi thường cho Anh hơn 2.000 vạn lạng bạc. Thuốc phiện sau đó cũng được buôn bán hợp pháp ở Trung Quốc.

Sự thất bại trong chiến tranh thuốc phiện đánh dấu quá tŕnh suy thoái và diệt vong của nhà Thanh. Trung Quốc lúc này không c̣n là cường quốc hàng đầu châu Á nữa mà nằm dưới sự kiểm soát, chèn ép của phương Tây, đặc biệt là Anh.

Thất bại trong chiến tranh thuốc phiện cũng mở ra thời kỳ được giới sử gia gọi là “bách niên quốc sỉ” (mối nhục trăm năm của đất nước) khi Trung Quốc liên tục bị các nước phương Tây, Nhật Bản can thiệp và xâm chiếm lănh thổ, theo Sohu.

VietBF@ sưu tập
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

PinaColada
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 09-10-2022
Reputation: 136275


Profile:
Join Date: Oct 2013
Posts: 107,516
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	11.jpg
Views:	0
Size:	193.2 KB
ID:	2109329 Click image for larger version

Name:	12.jpg
Views:	0
Size:	110.0 KB
ID:	2109330 Click image for larger version

Name:	13.jpg
Views:	0
Size:	89.0 KB
ID:	2109331 Click image for larger version

Name:	14.jpg
Views:	0
Size:	222.6 KB
ID:	2109332
PinaColada_is_offline
Thanks: 9
Thanked 7,516 Times in 6,674 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 18 Post(s)
Rep Power: 125 PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9
PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9
Reply

User Tag List


Những Video hay hiện nay N1
Best Videos around the world today
Youtube Videos

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 09:02.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.04205 seconds with 12 queries