Mỹ đă thêm 7 thực thể có liên quan tới Trung Quốc. Chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực hàng không vũ trụ vào "danh sách đen" kiểm soát xuất khẩu.
Theo đó, bất kỳ doanh nghiệp Mỹ nào cung cấp nguyện vật liệu hoặc dịch vụ cho các thực thể này phải được cấp phép trước khi vận chuyển hàng hóa, và việc mua bán sẽ được xem xét theo “chính sách giả định từ chối” tại Hoa Kỳ.
Các nhà chức trách Mỹ cáo buộc các thực thể này đă mua hoặc cố gắng mua các mặt hàng có nguồn gốc từ Mỹ để phục vụ cho nỗ lực hiện đại hóa quân đội Trung Quốc.
Trong "danh sách đen" có thêm sáu viện nghiên cứu của Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc, Học viện Công nghệ Không gian Trung Quốc và Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc. Kết quả là trong danh sách trừng phạt kinh tế của Bộ Thương mại Mỹ có khoảng 600 doanh nghiệp Trung Quốc, mà 110 doanh nghiệp trong số đó đă được bổ sung thêm vào danh sách đen trong thời gian ông Joe Biden trên cương vị tổng thống Mỹ.
Hoa Kỳ muốn kiềm chế Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ
Hoa Kỳ đã thiết kế chính sách kiềm chế Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ không phải cho mấy năm tới, mà cho nhiều thập kỷ tới, - chuyên gia Alexander Lomanov, phó giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế (IMEMO).
“Hoa Kỳ sẽ tiếp tục áp đặt thêm trừng phạt với Trung Quốc. Các biện pháp trừng phạt mới sẽ ảnh hưởng đến tất cả các công ty của Trung Quốc, và hầu như không có cơ hội dỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu.
Tuy nhiên, điều này không loại trừ khả năng Hoa Kỳ sẽ băi bỏ một số thuế quan áp lên hàng hóa Trung Quốc dưới thời Trump. Biden đang chịu áp lực mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Mỹ trong việc gỡ bỏ những hạn chế này để trong t́nh h́nh kinh tế khó khăn và lạm phát cao, người dân Mỹ dễ tiếp cận hơn với hàng tiêu dùng Trung Quốc. Trong lĩnh vực này, Trung Quốc và Hoa Kỳ có cơ hội lớn đạt được thỏa thuận nếu phía Mỹ từ bỏ thói quen chính trị hóa các cuộc đàm phán thương mại.
Trong khi đó, triển vọng đạt được một thỏa thuận về "xuất khẩu trong thế kỷ 21", bao gồm máy tính, công nghệ vũ trụ, vật liệu mới, công nghệ sinh học, vẫn c̣n mờ nhạt”.
Theo chuyên gia Alexander Lomanov, Hoa Kỳ có thể lôi kéo Đài Loan vào việc kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Không phải ngẫu nhiên mà trong chuyến công du tới Đài Bắc, Thống đốc tiểu bang Indiana (Mỹ) Eric Holcomb đă gặp lănh đạo các công ty công nghệ hàng đầu trên ḥn đảo này.
“Thông qua các chuyến thăm Đài Loan, người Mỹ đang quay ṿng xoáy của “căng thẳng được kiểm soát”. Chính sách này nhằm hạn chế khả năng của Trung Quốc đại lục tiếp cận nguồn cung cấp công nghệ cao từ Đài Loan.
Điều này phù hợp với xu hướng lớn nhằm ngăn chặn sự phát triển của Trung Quốc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, nhằm hạn chế tiềm năng của Trung Quốc. Rơ ràng, đây là một viễn cảnh tai hại đối với nền kinh tế Đài Loan, v́ nó liên kết chặt chẽ với thị trường đại lục. Đài Loan quan tâm đến việc duy tŕ các mối quan hệ này. Tuy nhiên, Hoa Kỳ hoàn toàn không bối rối v́ điều này, và sẽ sử dụng nhiều đ̣n bẩy để đạt được mục tiêu của ḿnh”.
Nhiều chuyên gia không loại trừ rằng, nếu Trung Quốc bị Mỹ và các đồng minh phương Tây của họ trừng phạt giống Nga, Bắc Kinh có thể bị cắt nguồn cung cấp linh kiện và công nghệ phương Tây cho máy bay dân dụng mới của ḿnh.
Quan điểm này đang chuyển dần từ lĩnh vực lư thuyết sang một vấn đề thực tế, có chú ý đến việc Hoa Kỳ trở nên quyết liệt hơn trong nỗ lực cắt Trung Quốc khỏi hợp tác khoa học và công nghệ.
Cuối tháng 6, Bộ Thương mại Mỹ đă đưa thêm 5 công ty điện tử và công nghệ Trung Quốc vào "danh sách đen” thương mại do những doanh nghiệp này đã cung cấp hàng hóa cho lực lượng vũ trang Nga ngay trước khi Matxcơva mở chiến dịch đặc biệt ở Ukraina.