Sạn thận là một bệnh về thận phổ biến, có dấu hiệu đặc trưng do đau lưng và đi tiểu ra máu, cơn đau quặn thận do sạn rất kinh khủng đến mức có người
"suốt đời không thể quên". Một khi bệnh nhân đă bị sạn thận th́ khả năng cao trong tương lai gần sẽ lại có thêm nhiều sạn phát sinh ra thêm, v́ vậy cách pḥng ngừa sạn thận thông qua chế độ ăn uống là điều rất quan trọng.
Sạn thận khi mới xuất hiện không gây ra đau nên có nhiều người không biết ḿnh đang có sạn trong người.
Họ thường chỉ được chẩn đoán khi sạn thận bị kẹt trong niệu quản, gây đau lưng dữ dội và đi tiểu ra máu.
Theo tiến sĩ Hà Từ Giang (John Cijiang He), giáo sư trọn đời kiêm trưởng khoa Thận tại Hệ thống Y tế Mount Sinai, NY, cơn đau do sạn thận là điều mà người ta
"suốt đời không thể quên".
Nguyên nhân phổ biến của sạn thận
* Tiền sử bệnh tật: Tiền sử sạn thận hoặc các bệnh có thể gây ra sạn ở thận, chẳng hạn như bệnh gút, tiểu đường, béo ph́, kém hấp thu đường tiêu hóa, nhiễm toan ống lượn xa tại thận, cường cận giáp, hoặc một số bệnh di truyền khác.
* Tiền sử gia đ́nh: Trong gia đ́nh đă có tiền sử sạn thận hoặc sạn bọng đái trong gia đ́nh.
* Thuốc men: Uống bổ sung thêm calcium và vitamin C, thuốc lợi tiểu, aspirin hoặc thuốc chống bệnh gút trong thời gian kéo dài.
* Thói quen ăn uống: Uống không đủ nước, chế độ ăn nhiều muối natri (thiên về thực phẩm có mùi vị nặng), chế độ ăn nhiều đạm động vật hoặc chế độ ăn nhiều chất puri ở hải sản như cua, tôm,..
* Lối sống: Nhịn tiểu, tiểu ít, làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, dễ ra mồ hôi.
Nói chung, nếu một viên sạn thận có đường kính nhỏ hơn 0.6 cm, th́ việc uống nhiều nước có thể làm cho cục sạn sẽ tự đào thải ra ngoài.
Tuy nhiên, nếu kích thước của viên sạn thận quá lớn, phương pháp tán sạn bằng sóng xung kích ngoài cơ thể có thể được thực hiện nhằm phá vỡ viên sạn lớn thành những mảnh nhỏ hơn để dễ được đào thải ra ngoài.
Bệnh nhân bị sạn thận có thể lưu ư về những phương pháp pḥng ngừa tốt sau đây.
Có năm loại sân thận:
sạn calcium oxalate, sạn calcium phosphate, sạn uric acid, sạn do nhiễm trùng và sạn cystine. Trong số đó,
sạn calcium oxalate là phổ biến nhất, trong khi sạn do nhiễm trùng th́ tương đối hiếm gặp.
Sạn calcium oxalate và sạn uric acid là hai loại sạn thận phổ biến nhất.
Sạn calcium oxalate
Sạn calcium oxalate h́nh thành là do cơ thể hấp thụ quá nhiều
acid oxalic. V́ vậy, điều quan trọng là hạn chế tối đa các loại thực phẩm giàu acid oxalic, chẳng hạn như rau bina (spinach), củ cải đường, các loại hạt (kể cả đậu phộng) và sô-cô-la.
Ngoài ra, trà đen cũng là một loại đồ uống có chứa
acid oxalic, v́ vậy chúng ta
không nên uống trà thay nước lọc mỗi ngày. Theo một báo cáo được công bố trên Tạp chí
New England Journal of Medicine vào năm 2015, một người đàn ông ở Hoa Kỳ uống khoảng 4,000 ml trà đen mỗi ngày và hoàn toàn không thích uống nước lọc. Kết quả là, một số lượng lớn sạn calcium oxalate đă được t́m thấy trong các cấu trúc ở thận của ông. Bác sĩ tin rằng cơ thể ông đă không thể bài tiết được lượng acid oxalic quá mức sau khi uống trà đen trong một thời gian dài.
Tiến sĩ Hà gợi ư rằng những bệnh nhân có
sạn calcium oxalate có thể cần ăn thực phẩm có nhiều
acid citric như chanh và cam. Acid citric trong nước tiểu tăng lên có thể liên kết chặt chẽ với calcium trong nước tiểu để ức chế sự h́nh thành s
ạn calcium oxalate. Mặt khác, calcium citrate dễ ḥa tan hơn và dễ bài tiết hơn acid oxalic. Ngoài ra, ion kali cũng có thể ức chế trong việc tạo ra
sạn calciium oxalate, v́ vậy những bệnh nhân này cũng có thể ăn thực phẩm giàu kali, chẳng hạn như chuối.
Sạn uric acid
Sự h́nh thành
sạn uric acid trong thận phụ thuộc vào nồng độ acid của nước tiểu. Nếu nước tiểu có tính acid cao, cơ thể dễ bị h́nh thành sạn. Tiêu thụ nhiều rượu và thịt cũng có thể làm cho nước tiểu có tính acid cao hơn, v́ vậy bệnh nhân gút vốn thích uống rượu và ăn thịt cũng dễ bị dính
sạn uric acid này.
Những bệnh nhân này nên giảm số lượng thực phẩm giàu purin trong chế độ ăn uống của họ, chẳng hạn như nội tạng và da các động vật, và tránh uống bia hoặc đồ uống có cồn có chứa lúa ḿ nhằm giảm sự h́nh thành acid uric. Đồng thời nên ăn nhiều rau để cho nước tiểu giảm bớt chất cường toan hơn.
2 phương pháp tốt để pḥng ngừa sạn thận
Theo tiến sĩ Hà, một khi ai đó đă bị sạn ở thận, người đó có khả năng cao (gần 50%) sẽ có một hoặc nhiều viên sạn khác. Tuy nhiên, nếu họ chú ư đến chế độ ăn uống của ḿnh, họ sẽ có 80% đến 90% cơ hội để pḥng ngừa sạn xuất hiện ở thận hoặc bọng đái.
Có hai điểm chính trong chế độ ăn uống pḥng ngừa sạn thận như sau:
1/ Uống nhiều nước v́ khi nước tiểu loăng sẽ ít cơ hội h́nh thành sạn hơn.
2/ Áp dụng chế độ ăn ít muối (ít natri), v́ khi các ion natri được thải qua nước tiểu, các ion calcium cũng được thải ra ngoài và sẽ làm tăng nồng độ calcium trong nước tiểu.
Điều này dẫn đến calcium và acid oxalic hoặc acid phosphoric kết hợp với nhau, tạo thành
sạn calcium oxalate hoặc
sạn calcium phosphate. V́ vậy, bên cạnh việc giảm sử dụng các gia vị, chúng ta cũng cần giảm ăn các thực phẩm đóng hộp và chế biến sẵn, cũng như ăn các món canh và đồ chua.
Ngoài ra, một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học ở Harvard, CA, đă chứng minh rằng uống đồ uống có gas có thể dẫn đến h́nh thành sạn ở thận. Mặc dù nghiên cứu này vẫn c̣n gây tranh căi, tiến sĩ Hà tin rằng, chúng ta không nên uống quá nhiều đồ uống có gas, đặc biệt là những loại có thêm đường fructose, chẳng hạn như Coke, v́ chúng cũng có thể gây ra bệnh tiểu đường và các vấn đề xấu khác cho sức khỏe.
Bổ sung vitamin C cũng nên được thực hiện một cách điều độ. Quá tŕnh chuyển hóa vitamin C trong cơ thể sẽ tạo ra acid oxalic. V́ vậy, việc bổ sung quá nhiều vitamin C liều cao (chẳng hạn như viên uống) sẽ làm tăng nồng độ acid oxalic trong nước tiểu.
Những quan niệm sai lầm về chế độ ăn uống ngăn ngừa sạn ở thận
Mọi người thường nghĩ rằng, để ngăn ngừa sạn thận, chúng ta nên tránh ăn các thực phẩm chứa calcium chẳng hạn như sữa và đậu hủ. Trên thực tế, bạn không cần hạn chế thực phẩm chứa calcium.
Các nghiên cứu đă cho thấy rằng những người tiêu thụ nhiều calcium hơn sẽ ít bị sạn thận hơn người b́nh thường, v́ calcium liên kết với acid oxalic trong ruột và được đào thải ra ngoài, từ đó làm giảm khả năng bị
sạn calcium oxalate.
Ngược lại, nhiều cuộc nghiên cứu khác đă phát hiện ra rằng chế độ ăn ít calcium sẽ làm tăng khả năng bị sạn thận.
Bởi v́ khi đó, đường tiêu hóa không cung cấp đủ calcium để liên kết với acid oxalic, dẫn đến nồng độ acid oxalic trong cơ thể sẽ tăng cao và làm tăng nguy cơ bị sạn thận.
Ngoài ra c̣n có một số tin đồn trên mạng Internet rằng sự kết hợp của rau bina (spinach), đậu hủ, sữa đậu nành và/hoặc trà sẽ làm tăng nguy cơ bị sạn thận. Họ tin rằng sự kết hợp của acid oxalic có trong cả rau bina và trà, và calcium trong các sản phẩm từ đậu nành sẽ tạo thành ra sạn calcium oxalate. Trên thực tế, acid oxalic và calcium sẽ kết hợp với nhau trong đường tiêu hóa và phần lớn được đào thải ra ngoài. Chỉ khi bạn ăn nhiều muối (natri), lượng ion calcium trong nước tiểu của bạn mới bị tăng lên cao.