Hen suyễn, nghẹt mũi, lệch vách ngăn và căng thẳng cực độ sẽ khiến hệ hô hấp bị ngạt, dẫn đến hành động thở bằng miệng.
Mũi hoạt động như một bộ lọc, giữ lại các hạt nhỏ trong không khí, bao gồm cả phấn hoa. Do đó, việc hít thở bằng mũi giúp tạo thêm lực cản cho luồng không khí, làm tăng sự hấp thụ oxy bằng cách duy tŕ tính đàn hồi của phổi. Tuy nhiên, khi đường thở mũi bị tắc nghẽn (tắc hoàn toàn hoặc một phần), cơ thể chúng ta sẽ tự động sử dụng nguồn duy nhất có thể cung cấp oxy là đường thở bằng miệng.
Theo các nhà khoa học, hành động thở bằng miệng thường mang đến nhiều rủi ro như dễ mắc phải các bệnh về răng miệng, đau đầu và cảm giác mệt mỏi vào sáng hôm sau. Dưới đây là những nguyên nhân khiến cơ thể thở bằng miệng.
Bệnh hen suyễn
Khi mắc bệnh hen suyễn, niêm mạc của ống phế quản sẽ sưng, viêm nhiễm do phản ứng với các tác nhân gây kích thích. Lúc này, ống phế quản sẽ hẹp lại, khiến không khí lưu thông qua bị hạn chế và gây khó thở. Do đó, hầu hết những người bị hen suyễn sẽ thở bằng miệng để nhanh chóng thích ứng với các triệu chứng này.
Nghẹt mũi
Tắc nghẽn mũi (tắc nghẽn một phần hoặc tắc hoàn toàn đường dẫn khí trong mũi) là một trong những nguyên nhân phổ biến của t́nh trạng thở bằng miệng. Nghẹt mũi thường do các bệnh như cảm lạnh, cúm, dị ứng mũi hoặc viêm xoang mạn tính,... gây ra. Khi mắc phải bệnh lư trên, khoang mũi sẽ bị thu hẹp và khiến người bệnh có cảm giác khó thở khi hô hấp bằng mũi.
Lệch vách ngăn có thể cản trở luồng không khí lưu thông qua mũi. Ảnh: Freepik
Lệch vách ngăn mũi
Vách ngăn mũi có vai tṛ chia đôi khoang mũi, hỗ trợ cho việc thở đúng cách. Khi vách ngăn mũi bị vẹo hoặc lệch sẽ làm cản trở luồng không khí lưu thông qua mũi, khiến việc thở bằng mũi trở nên khó khăn hơn. V́ nhịp thở của người bệnh bị suy giảm nên họ sẽ có xu hướng thở bằng miệng liên tục để hít thở không khí.
Hở hàm ếch
Sứt môi, hở hàm ếch là những dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến cấu trúc của miệng. Sứt môi h́nh thành trong thai kỳ, xảy ra khi các mô của ṿm miệng không kết hợp hoàn toàn. Một phần của ṿm miệng có thể mở hoặc cả mặt trước, mặt sau của nó đều có thể mở được. Theo các chuyên gia y tế, việc thở bằng miệng sẽ kéo dài suốt đời cho đến khi người bệnh thực hiện phẫu thuật.
Polyp mũi
Sự phát triển trên niêm mạc bên trong của xoang được gọi là polyp mũi. Những khối u này thường không đau, mềm, lành tính. Tuy nhiên, chúng sẽ phát triển trong đường mũi, gây nên các cơn co thắt đường thở. Nhiều nghiên cứu cho thấy, các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, hen suyễn, dị ứng và rối loạn miễn dịch có thể là nguyên nhân gây ra t́nh trạng polyp mũi. Nếu không được chữa trị trong thời gian dài, người mắc polyp mũi thường có thói quen thở bằng miệng nhiều hơn.
Chứng ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ là một t́nh trạng bệnh lư khiến một số người thở bằng miệng vào ban đêm. Ngưng thở khi ngủ xảy ra khi đường thở trên của cơ thể bị tắc nghẽn nhiều lần trong lúc ngủ. Điều này có thể hạn chế luồng không khí, ngăn năo bộ nhận tín hiệu cơ thể đang cần không khí.
Căng thẳng quá mức
Căng thẳng, lo lắng cũng có thể khiến một người thở bằng miệng thay v́ mũi. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, khi năo bộ căng thẳng sẽ kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm; từ đó dẫn đến nhịp thở nông, nhanh và bất thường.
Theo các nhà khoa học, ngủ há miệng không chỉ khiến người bệnh cảm thấy kiệt sức khi thức dậy vào buổi sáng mà c̣n mang đến những rủi ro khác như khó tập trung, dễ mắc phải các vấn đề về răng miệng (sâu răng, hôi miệng, bệnh về nướu), nhức đầu, viêm họng hoặc nguy hiểm hơn là chứng sương mù năo... V́ vậy, các chuyên gia y tế cảnh báo những người há miệng trong lúc ngủ nên nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám để được chữa trị kịp thời. Một số phương pháp điều trị cho người mắc chứng há miệng khi ngủ gồm: các thiết bị giúp định h́nh răng miệng, dùng thuốc thông mũi, thuốc kháng histamine hoặc trang bị thêm thiết bị lọc không khí và máy tạo ẩm trong nhà.