Kỹ thuật ngày càng phát triển, y học hiện đại cho phép phát hiện bệnh ung thư dạ dày thông qua nhiều phương pháp khác nhau.
Theo Viện Y học phóng xạ và U bướu quân đội, dưới đây là 4 phương pháp xét nghiệm ung thư dạ dày hiệu quả nhất hiện nay:
Phương pháp chụp X - quang
Chụp X - quang là một phương pháp phổ biến trong chẩn đoán các bệnh. Phương pháp này cho phép bác sĩ quan sát những biểu hiện bất thường bên trong dạ dày và thực quản. Bệnh nhân trước khi chụp sẽ được uống chất lỏng có chứa Bari. Sau đó người bệnh được đưa vào máy chụp X - quang nhằm phát hiện các tổn thương bên trong dạ dày. Phương pháp này dễ dàng thực hiện tuy nhiên độ chính xác không cao.
Phương pháp nội soi dạ dày
Nội soi không chỉ là một phương pháp phổ biến trong phát hiện ung thư dạ dày mà phương pháp này c̣n giúp phát hiện các bệnh dạ dày khác. Các bác sĩ sẽ thông qua đường miệng, đưa thiết bị nội soi dọc theo ống tiêu hóa vào dạ dày để quan sát. Các bác sĩ sẽ nh́n được trực tiếp các tổn thương bên trong dạ dày và tiến hành lấy mô sinh thiết để chẩn đoán bệnh. Sau đó mẫu sinh thiết sẽ được nhuộm rồi đọc trên kính hiển vi. Phương pháp này giúp phát hiện ung thư dạ dày ngay từ giai đoạn khối u phát triển từ lớp niêm mạc phủ hoặc ống tiêu hóa.
Phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày
Phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày là phương pháp giúp phát hiện bệnh có độ chính xác cao nhất hiện nay. Tầm soát ung thư cho phép theo dơi các chỉ số huyết thanh liên quan đến sự h́nh thành và phát triển của tế bào ung thư niêm mạc dạ dày. Hiện nay, các chỉ số đo lường được sử dụng phổ biến gồm:
Chẩn đoán ung thư dạ dày dựa trên chỉ số Pepsinogen huyết thanh (tiền enzyme của pepsin) gồm 2 loại:
- Pepsinogen I (PGI): Là các tế bào chính của niêm mạc dạ dày vùng đáy tạo ra.
- Pepsinogen II (PGII): Chỉ số huyết tại các tế bào niêm mạc của tất cả các khu vực trong dạ dày như: tâm vị, vùng đáy, hang vị và hành tá tràng.
Kết quả xét nghiệm chỉ số PGI và PGII huyết thanh phản ánh h́nh thái và chức năng tại các vùng khác nhau của niêm mạc dạ dày, hành tá tràng. Nếu chỉ số tỷ lệ hoạt động của PGI/ PGII giảm sẽ liên quan chặt chẽ tới việc h́nh thành các ổ viêm teo dạ dày. Từ các chỉ số này bác sĩ sẽ có cơ sở để tầm soát, đánh giá phát hiện ung thư dạ dày.
Nếu chỉ số PGI huyết thanh > 70 ng/ml th́ người bệnh đă bị tiền ung thư hoặc đă mắc ung thư dạ dày.
Xét nghiệm máu t́m dấu ấn ung thư dạ dày:
Ngoài chỉ số huyết thanh PGI, bác sĩ c̣n xác định bệnh thông qua chỉ số CA72-4, CA19-9, CEA. Việc lần theo dấu vết của ung thư dạ dày trong máu tuy không thể phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu nhưng lại rất hiệu quả khi theo dơi sự phát triển của bệnh. Điều này có vai tṛ rất lớn trong quyết định chỉ định các biện pháp điều trị phù hợp từ bác sĩ.