Ngưng thở khi ngủ làm chu kỳ ngủ bị rút ngắn, dẫn đến tăng hormone gherlin kích thích sự thèm ăn, dẫn đến tăng cân.
Chứng ngưng thở khi ngủ là một t́nh trạng bệnh lư mà nhiều người gặp phải. Một trong những nguyên nhân dẫn đến ngưng thở khi ngủ là do béo ph́. Người thừa cân thường có ṿng cổ lớn, làm gia tăng chất béo trong mô xung quanh đường thở. Khi nằm xuống, mô này đè lên các cấu trúc của đường thở làm đường thở đóng lại.
Các nhà nghiên cứu thường hỏi tiền sử của người bệnh có béo ph́, thừa cân hay không và đưa ra lời khuyên giảm cân như một cách kiểm soát 44bệnh. Tăng cân vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của ngưng thở khi ngủ. Bởi người mắc chứng ngưng thở khi ngủ lại dễ tăng cân và gặp nhiều khó khăn trong việc giảm cân hơn so với người b́nh thường.
Very Well Health dẫn một số nghiên cứu cho thấy, người bị ngưng thở khi ngủ có chu kỳ ngủ ngắn dễ gây ra béo ph́. Trong cơ thể có một loại hormone leptin lưu trữ trong các tế bào mỡ. Nó có nhiệm vụ báo hiệu cho vùng dưới đồi (trong năo) để năo biết rằng cơ thể đă no và không cần ăn. Khi ngưng thở khi ngủ xảy ra, cơ thể giảm sản xuất leptin nên năo không nhận được tín hiệu rằng cơ thể đă no. Ăn nhiều làm số lượng tế bào mỡ trong cơ thể tăng lên khiến năo mất nhạy cảm với hoạt động của leptin, từ đó các tín hiệu không được truyền đi.
Chứng ngưng thở khi ngủ khiến tăng cân nhanh hơn b́nh thường. Ảnh: Freepik
Một loại hormone khác là gherlin kích thích sự thèm ăn. Hormone này được tiết ra từ dạ dày để báo cho năo biết rằng nó đang đói. Khi bị giảm giấc ngủ do ngưng thở khi ngủ, lượng gherlin tăng lên, khiến bạn thèm ăn hơn.
Một số hormone và protein truyền tín hiệu khác được t́m thấy trong các tế bào mỡ có thể ảnh hưởng đến cách năo hoạt động trong khi ngủ. Chúng có thể khiến các dây thần kinh, cơ ở ngực và đường hô hấp trên yếu đi, không thể giữ cho đường thở mở trong khi ngủ. Điều này sau đó gây ra t́nh trạng viêm nhiễm dẫn đến tăng cân. Chu kỳ này sẽ khó bị phá vỡ, khiến việc giảm cân gặp khó khăn.
Bên cạnh việc giảm cân thông qua thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường tập thể dục hoặc dùng thuốc, phẫu thuật giảm cân cũng giúp người bị ngưng thở khi ngủ giảm cân. Sử dụng liệu pháp thở áp lực dương liên tục (CPAP) vào ban đêm có thể cải thiện một số t́nh trạng mất cân bằng hormone liên quan đến t́nh trạng này. Thiết bị này có thể hữu ích trong việc giảm cân.
Nếu không được điều trị, ngưng thở khi ngủ có thể gây ra nhiều triệu chứng, có khả năng dẫn đến các biến chứng như tăng cân, bệnh tim, tiểu đường và hội chứng chuyển hóa. Một số t́nh trạng phức tạp khác có thể phát sinh như hen suyễn, rung tâm nhĩ, nhịp tim không đều. Nó c̣n làm tăng nguy cơ mắc ung thư của tuyến tụy, thận và da, mất dần chức năng thận, ảnh hưởng đến sự chú ư, tập trung, vận động và trí nhớ... Bác sĩ thường chẩn đoán bằng cách đánh giá các triệu chứng, đo nhịp tim, mức oxy... để có phương pháp điều trị phù hợp.