Trái Đất của chúng ta bỗng quay nhanh “chóng mặt” vào ngày 29 Tháng Sáu, 2022.
Với 1.59 mili giây nhanh hơn, đây là kỷ lục cho ngày ngắn ngủi nhất từng đừng ghi nhận kể từ khi đồng hồ nguyên tử được phát minh ra.
Chưa dừng lại ở đó, ngày 26 Tháng Bảy vừa rồi, Trái Đất suưt một lần nữa tự phá kỷ lục của chính ḿnh với 1.50 mili giây tự quay nhanh hơn b́nh thường.
Xu hướng Trái Đất tự quay nhanh hơn đang diễn ra trong vài năm trở lại đây. Cho anh em nào chưa biết, tính đến năm 2020, 28 ngày ngắn nhất từng được ghi nhận đều diễn ra vào năm nay.
Điều này đang khiến các nhà khoa học cảm thấy kỳ lạ v́ người ta vẫn cho rằng Trái Đất lẽ ra đang phải quay chậm lại, nhất là sau khi họ thực hiện hàng loạt phép đo từ năm 1973 tới nay. Việc Trái Đất quay chậm lại cũng dễ dàng lư giải hơn, khi chính Mặt Trăng là nguyên nhân tác động vào tốc độ tự quay của chúng ta.
Các nhà khoa học vẫn nghĩ rằng năm 2020 là một biến số lạ, khi mà vào năm 2021, hiện tượng Trái Đất quay nhanh có vẻ như đang ngừng lại. Tuy nhiên tới năm nay, có vẻ hành tinh của chúng ta đang tiếp tục tăng tốc. Kỷ lục ngày ngắn nhất trước đó diễn ra vào ngày 19 Tháng Bảy, 2020, khi một ngày bị thiếu tới 1.46 lili giây.
Để lư giải cho hiện tượng này, người ta vẫn chưa thể đưa ra lư do chính xác nhất, nhưng một số lư thuyết có thể nhắc tới như:
Băng tan khiến khối lượng ở hai cực giảm đi, phần khu vực khác lại nặng hơn khiến lực quán tính mạnh hơn.
Sự thay đổi về chuyển động của phần lơi nóng chảy bên trong Trái Đất.
Các hoạt động địa chất.
Sự chuyển động của các cực địa lư trên bề mặt.
…
Trái Đất quay nhanh ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào. Thực tế th́ việc này không trực tiếp ảnh hưởng đến sự tồn vong của loài người, nhưng nó vẫn mang lại những hệ luỵ tiêu cực. Đầu tiên cần phải nói, nếu Trái Đất quay chậm, người ta sẽ hiệu chỉnh các đồng hồ chuẩn bằng cách thêm vào một “giây nhuận” để giúp đồng bộ thời gian giữa đồng hồ nguyên tử và tốc độ quay của Trái Đất. Nếu quay nhanh, th́ người ta sẽ sử dụng “giây nhuận âm” thay v́ giây nhuận.
Việc hiệu chỉnh đồng hồ nguyên tử sẽ giúp các vệ tinh GPS sử dụng đồng hồ này sẽ hoạt động chính xác so với thực tế. Các vệ tinh này sẽ bị lệch thời gian giữa đồng hồ nguyên tử trên chúng và thời gian quay thực tế nếu không được hiệu chỉnh giây nhuận, chúng có thể khiến quỹ đạo bay bị sai lệch, dừng hoạt động hay thậm chí va chạm.
Tuy nhiên, Facebook cũng đă đăng tải một bài viết nói về mặt hại của việc sử dụng giây nhuận này. Họ cho rằng giây nhuận sẽ khiến các bộ đếm hoạt động bị lỗi. Không chỉ Facebook, các hệ thống của Reddit hay Cloudflare đă từng bị dính lỗi liên quan đến bộ đếm v́ các vấn đề liên quan. Chính Liên hiệp Quốc tế các Ngành liên lạc viễn thông (UIT) cũng đang xem xét việc chấm dứt sử dụng giây nhuận này và nghiên cứu một giải pháp hiệu quả hơn để đồng bộ thời gian giữa đồng hồ và Trái Đất.
Bên cạnh đó, việc tốc độ Trái Đất thay đổi bất thường cũng phản ánh phần nào “sức khoẻ” của nó. Đừng quên rằng một trong những lư do khiến nó quay nhanh hơn chính là băng hai cực tan, và không thể phủ nhận rằng chính con người là tác nhân khiến điều này diễn ra. Quay nhanh hơn cũng đồng nghĩa với việc lực ly tâm khiến mực nước biển dâng cao, đặc biệt là khu vực cận xích đạo.
Đồng thời, các cơn băo, hiện tượng thời tiết cực đoan cũng sẽ diễn ra thường xuyên và mức độ tàn phá mạnh hơn.