Ngày 28/07/2022, tổng thống Mỹ Joe Biden và đồng nhiệm Trung Quốc Tập Cận B́nh đă có cuộc trao đổi qua điện thoại dài hơn hai tiếng đồng hồ. Đôi bên đồng ư về nguyên tắc mở một cuộc họp thượng đỉnh mà ngày giờ chưa được ấn định. Theo giới quan sát, tuy có những trao đổi gay gắt xung quanh vấn đề Đài Loan, cả hai lănh đạo, đang lo lắng về những khó khăn kinh tế trong nước, đều không muốn có thêm một cuộc khủng hoảng tại eo biển Đài Loan.
Cuộc trao đổi giữa hai lănh đạo cường quốc hàng đầu thế giới được cho là « thẳng thắn », một thuật ngữ ngoại giao mà theo một số chuyên gia hàm ư là « giữa hai nước vẫn c̣n tồn tại nhiều bất đồng ». Chuyên gia Robert Dujarric, đồng giám đốc Viện Nghiên Cứu Châu Á Đương Đại, thuộc Remple University tại Tokyo, phải tự hỏi : « Joe Biden và Tập Cận B́nh đúng là đă nói chuyện với nhau, nhưng liệu họ có hiểu nhau? »
Theo nhận xét của nhà nghiên cứu về châu Á này với nhật báo Công giáo La Croix của Pháp, trước hết, cuộc nói chuyện ngày hôm qua chí ít cho phép tránh xảy ra các cuộc xung đột, nhưng chưa thể nào làm cho mối quan hệ giữa hai nước ḥa dịu trở lại. Bằng chứng là theo ông, đôi bên đă không đạt được một tiến bộ nào trong việc dỡ bỏ mức thuế quan 25% mà chính quyền Donald Trump áp đặt lên hàng nhập từ Trung Quốc, và nhất là trước viễn cảnh chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi có kế hoạch đến thăm Đài Bắc trong tháng Tám tới đây.
Quan sát này cũng được bà Bonnie Glaser, chuyên gia về Trung Quốc, thuộc Quỹ Marshall của Hoa Kỳ, đồng chia sẻ khi ghi nhận không có sự leo thang trong phát biểu của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh. Theo bà, « phần trao đổi về Đài Loan cực kỳ giống với những cuộc trao đổi trước. »
Trong cuộc điện đàm lần này, chủ tịch Trung Quốc cảnh cáo « những ai đùa với lửa có ngày sẽ bị bỏng ». Trong những ngày gần đây, Bắc Kinh cũng đă đe dọa « những hậu quả nghiêm trọng » nếu nữ chủ tịch Hạ Viện Mỹ kiên quyết thực hiện chuyến đi Đài Loan. Trong nhăn quan của Bắc Kinh, đây là một hành động khiêu khích quan trọng, một h́nh thức trao cho chính quyền Đài Bắc một tính chính đáng quốc tế.
Về phần ḿnh, tổng thống Biden nhấn mạnh rằng lập trường của Mỹ về Đài Loan là « không thay đổi ». Washington công nhận chế độ Trung Quốc từ năm 1979, theo nguyên tắc « một nước Trung Hoa duy nhất » có thủ đô là Bắc Kinh. Tuy không chính thức công nhận Đài Loan, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục hậu thuẫn ḥn đảo tự trị này về mặt quân sự.
Trong bối cảnh này, nhiều câu hỏi được đặt ra : Liệu chủ tịch Hạ Viện Mỹ có nên giữ nguyên ư định đến thăm Đài Bắc ? Nếu có, chuyện ǵ sẽ xảy ra ? Về điểm này, chuyên gia về Trung Quốc Valérie Niquet, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược, trả lời La Croix, khẳng định đó sẽ là một sai lầm và sẽ càng khiến « Trung Quốc tin rằng các áp lực đưa ra đă đạt kết quả. »
Dù rằng ư định này của bà Pelosi đều bị cả CIA, Lầu Năm Góc và Nhà Trắng đồng thanh phản đối, khi cho rằng « những căng thẳng trên thế giới hiện nay đă quá đủ, mở thêm một cuộc khủng hoảng mới tại châu Á là vô ích », nhưng theo đánh giá Robert Dujarric, « Bắc Kinh sẽ không gây chiến với Washington, và giờ Nancy Pelosi đă thông báo, thật khó mà từ bỏ chuyến đi Đài Loan nếu không muốn tạo cảm giác đầu hàng trước Bắc Kinh ».
Về phần ḿnh, ông Dean Cheng, chuyên gia Trung Quốc thuộc Heritage Foundation, dự báo hai kịch bản : Hoặc Bắc Kinh rất có thể sẽ gia tăng các chiến dịch không quân băng qua đường trung tuyến chia đôi eo biển Đài Loan rộng hơn 160 km, ngăn cách Trung Quốc với Đài Loan. Hoặc Bắc Kinh cho chiến đấu cơ bay ṿng quanh ḥn đảo nhằm gởi đi một thông điệp về tầm hoạt động của các lực lượng quân đội nước này.
Dù vậy, giới quan sát cũng có cùng một nhận định : Trước những áp lực gia tăng trong nước do những khó khăn về kinh tế, Joe Biden và Tập Cận B́nh sẽ phải nỗ lực ổn định mối quan hệ song phương.