Đồng USD đang ngang giá với đồng euro sau nhiều năm chênh lệch, trở thành 'điểm đến' an toàn cho các nhà đầu tư và những người muốn tích trữ tài sản.
Lần đầu tiên sau 20 năm, USD và euro có giá trị ngang nhau. Điều đó có nghĩa du khách Mỹ sẽ được lợi khi muốn ở một pḥng khách sạn tại Barcelona, mua vé vào nhà hát Opera Paris hay tận hưởng một bữa tối thịnh soạn ở Rome.
Rất nhiều du khách Mỹ tỏ ra vui mừng v́ món lợi này, trong đó có Teresa Valerio Parrot. Cô và chồng sắp kỷ niệm 25 năm ngày cưới vào năm nay, theo NPR.
Ban đầu, cặp đôi dự định thực hiện một chuyến đi đến California hoặc Hawaii, từ Colorado. Các chuyến bay ở khắp mọi nơi đều đắt đỏ, song nhờ sức mạnh của đồng USD, châu Âu bắt đầu trở nên hấp dẫn hơn với cặp đôi này.
“Chúng tôi nhanh chóng nhận ra rằng chi phí đến Paris tương đương khoản tiền du lịch trong nước”, Parrot nói. V́ vậy, cặp đôi quyết định sẽ đến Pháp vào tháng 9. "Chúng tôi sẽ đến Paris, uống một chút rượu ngon và mang về một đống đồ lưu niệm".
Đồng USD đang ngang giá với euro sau gần hai thập kỷ. Ảnh: AFP.
V́ sao USD thống trị thị trường tiền tệ?
Vào thời điểm toàn thế giới đang đối phó với lạm phát cao, lo ngại nguy cơ suy thoái toàn cầu và thị trường bị rung chuyển bởi sự biến động lớn, đồng USD đă trở thành một "ḥn đảo" an toàn.
USD đă tăng giá trị hơn 10% so với các đồng tiền khác kể từ đầu năm. Điều đó có nghĩa người dân phải bỏ ra ít USD hơn để đổi lấy các loại tiền tệ khác. Chẳng hạn, vào đầu năm nay, phải mất 1,13 USD để đổi lấy 1 euro, nhưng hiện giờ chỉ mất 1 USD.
Việc đồng USD tăng giá vào thời điểm có quá nhiều lo ngại về tương lai của nền kinh tế Mỹ dường như có phần mâu thuẫn.
Tháng trước, lạm phát đă tăng vọt 9,1% so với năm 2021, tốc độ tăng giá hàng hóa hàng năm cũng đạt mức nhanh nhất trong hơn 4 thập kỷ.
Để kiềm chế lạm phát, Cục Dự trữ Liên bang (FED) đă tăng lăi suất, làm dấy lên lo ngại rằng các chính sách này có thể dẫn đến suy thoái. Tuy nhiên, những chính sách của FED cũng đang thúc đẩy giá trị của đồng USD.
“Lăi suất cao hơn thường giúp đồng tiền mạnh hơn. Đó là lư thuyết của kinh tế học", bà Jane Foley, người đứng đầu bộ phận ngoại hối tại Rabobank, cho biết.
USD tăng giá một phần v́ các nhà đầu tư bắt đầu theo đuổi các khoản đầu tư bằng đồng tiền này để thu lợi cao hơn, so với các loại tiền tệ khác.
Cục Dự trữ Liên bang không phải ngân hàng trung ương duy nhất cố gắng kiềm chế lạm phát bằng cách điều chỉnh lăi suất, nhưng cho đến nay, nó đă làm được nhiều hơn những quốc gia c̣n lại.
Bên cạnh đó, một lư do khác là đồng USD đóng vai tṛ độc nhất trong nền kinh tế toàn cầu.
"USD có nguyên tắc cơ bản của riêng nó", bà Foley nói. "Nh́n chung, một loại tiền tệ sẽ bị tác động bởi các nguyên tắc cơ bản của quốc gia mà nó thuộc về. (Nhưng) điều đó không nhất thiết xảy ra với USD".
Nó tiếp tục là đồng tiền dự trữ chiếm ưu thế nhất. Các quốc gia trên thế giới giữ rất nhiều USD trong tay v́ họ xem nó như một tài sản an toàn.
Điều ǵ dẫn đến sự suy yếu của euro?
Giống như Mỹ, các nước trong khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng phải đối phó với lạm phát cao và mối lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế. Song mối quan tâm hàng đầu ở châu Âu vẫn là giá năng lượng.
Sau khi xung đột nổ ra giữa Nga và Ukraine, Mỹ và các đồng minh đă áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt và hạn chế đối với dầu mỏ và khí đốt tự nhiên từ Moscow. Điều đó khiến giá cả tăng lên, và người dân châu Âu bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng.
Mặc dù giá xăng đă giảm so với mức cao kỷ lục, và dầu trở lại mức giá dưới 100 USD/thùng, vẫn có những lo ngại rằng t́nh h́nh ở châu Âu có thể chuyển biến xấu hơn. Phần lớn nguyên nhân bắt nguồn từ việc Nga là nhà cung cấp dầu và khí đốt lớn nhất cho các nước trên lục địa già.
Tuần này, đường ống dẫn khí Nord Stream 1, dẫn khí đốt tự nhiên từ Nga sang Đức, đă tạm ngưng để bảo tŕ theo kế hoạch. Hoạt động này được cho là sẽ kết thúc trong 10 ngày, nhưng có nhiều đồn đoán rằng tập đoàn Gazprom có thể sẽ không khôi phục lại ḍng chảy khí đốt tự nhiên, hoặc gă khổng lồ khí đốt của Nga có thể giảm sản lượng xuất khẩu.
Nếu châu Âu không thể dự trữ khí đốt vào mùa hè, họ sẽ phải hạn chế tiêu thụ vào mùa đông, và điều đó có thể dẫn đến suy giảm kinh tế trên diện rộng. Các nhà máy phải thu hẹp quy mô sản xuất, sa thải nhân viên, và khả năng suy thoái sẽ c̣n cao hơn.