Elon Musk từng tuyên bố muốn mua lại Twitter để "giải cứu thế giới" nhưng giờ lại từ bỏ bởi lư do được đánh giá là nhỏ nhặt.
Ngày 9/7, Elon Musk tuyên bố sẽ không mua Twitter nữa. Trang The Verge đă so sánh lư do ông muốn sở hữu Twitter cũng như nguyên nhân hủy thỏa thuận và cho rằng thương vụ giống như một tṛ đùa của tỷ phú Mỹ.
V́ sao Musk muốn mua Twitter?
Khi nói về lư do mua Twitter, Musk liên tục gắn cho thỏa thuận này thông điệp rằng ông làm điều đó để "giải cứu" thế giới, tương tự sứ mệnh của ông ở Tesla, SpaceX hay Neuralink.
Tỷ phú Elon Musk, CEO Tesla. Ảnh: Reuters
Trong hội nghị TED diễn ra hồi tháng 4, tỷ phú khẳng định ông mua lại Twitter không phải để kiếm tiền. Ông chỉ muốn chính sách quản lư nội dung của nền tảng sẽ mềm mỏng hơn, hạn chế những lệnh cấm sử dụng vô thời hạn và chuyển sang có thời hạn ngắn. "Tôi nghĩ điều quan trọng là phải có một nền tảng toàn diện cho quyền tự do ngôn luận. Twitter đang trở thành một quảng trường kỹ thuật số, nơi các vấn đề quan trọng đối với tương lai của nhân loại được tranh luận và là nơi mọi người có thể tự do thể hiện quan điểm trong giới hạn của luật pháp", Musk nói.
CEO Tesla đặc biệt nhấn mạnh thương vụ này là để bảo vệ "tương lai của nền văn minh nhân loại và không quan tâm đến vấn đề kinh doanh".
Sau đó, trong lần tṛ chuyện với nhân viên của Twitter, Musk tiếp tục nhắc lại thông điệp: "Tôi muốn Twitter đóng góp vào một nền văn minh lâu dài, tốt đẹp hơn, nơi chúng ta hiểu rơ hơn về bản chất của thực tế". Tỷ phú không quên nói thêm rằng "Twitter có tiềm năng phi thường và tôi sẽ mở khóa nó".
Việc Musk liên tục nhấn mạnh đến sứ mệnh này được các chuyên gia đánh giá giống như một kịch bản đă được lên kế hoạch chi tiết. Nó hoàn toàn trùng khớp với những thông điệp ông truyền đi khi xây dựng Tesla, Sapce X. Tất cả đều v́ tương lai nhân loại. Chiến dịch "giải cứu thế giới" cũng mang về cho Elon Musk lượng người hâm mộ đông đảo trên Twitter.
Lư do Musk muốn từ bỏ thương vụ?
Trái với lư do mua Twitter to lớn như trên, Musk đưa ra hai vấn đề rất mơ hồ cho việc rút lui.
Đầu tiên là Twitter không cung cấp cho ông dữ liệu cần thiết để xác định lượng tài khoản ảo hiện có. Lư do thứ hai là Twitter đă sa thải một số nhân sự, trong đó có các giám đốc điều hành. Theo các chuyên gia phân tích, đây là những lư lẽ mờ nhạt. Ban lănh đạo Twitter cũng đă quyết định kiện Elon Musk ra ṭa.
Tỷ phú gốc Nam Phi liên tục thắc mắc về báo cáo của Twitter rằng số lượng tài khoản spam trên nền tảng chiếm chưa đến 5%. Ngày 7/7, Twitter đă tổ chức một cuộc họp trực tuyến để giải thích cách xác định tài khoản nào trên nền tảng là bot hay spam. Công ty cũng khẳng định con số 5% là chính xác.
Theo The Verge, với một người có thể gánh trên vai sứ mệnh "giải cứu trái đất", đây chỉ là một rắc rối nhỏ. C̣n nếu Musk nói con số 5% mà Twitter cung cấp có thể ảnh hưởng đến tính toán về doanh thu, nó lại đi ngược với tuyên bố trước đó của ông về việc "không quan tâm đến vấn đề kinh doanh".
Lư do thứ hai Musk đưa ra cũng mâu thuẫn v́ việc sa thải không khiến mạng xă hội này sụp đổ. Twitter vẫn hoạt động b́nh thường và nhân viên của công ty vẫn đang nỗ lực mỗi ngày để làm việc.
Một số chuyên gia cũng cho rằng có thể Musk đă nhận ra ông không phải người có thể thay đổi thế giới thông qua Twitter như tuyên bố, hoặc từ đầu ông đă nói dối về những tầm nh́n cao cả.