Người có tâm lư muốn làm hài ḷng tất cả người xung quanh thường trải qua chấn thương về mặt tinh thần trong quá khứ hoặc bị lạm dụng cảm xúc.
Mikah Jones là "người giải tỏa tâm lư của mọi nhà". Kể từ khi lên 8, anh thường xuyên đưa ra lời khuyên, là chỗ dựa tinh thần vô điều kiện cho các bạn đồng trang lứa, thậm chí cả người lớn.
Jones biết anh là kiểu người thích làm hài ḷng bất cứ ai và không thể nói lời từ chối. Song anh không nhận ra đây là phản ứng tâm lư sinh ra từ các chấn thương trong quá khứ cùng sự thờ ơ về mặt t́nh cảm đến từ người cha. Chàng trai 20 tuổi chia sẻ: "Cha tôi hầu như không bao giờ nói rằng ông ấy yêu tôi".
Nhiều năm bị đánh giá thấp khiến Jones đặt các nhu cầu t́nh cảm của bản thân sang một bên để tránh bị lạm dụng cả về mặt tinh thần, lời nói và thể chất. Điều này dẫn đến tâm lư muốn làm hài ḷng tất cả những người xung quanh như cha mẹ, bạn bè và cả người xa lạ để có cảm giác được chấp nhận.
Theo các chuyên gia, những người từng có trải nghiệm đau thương thời thơ ấu sẽ gặp t́nh trạng này. Hầu hết tạo dựng phản ứng pḥng vệ hoặc né tránh khi đă thoát khỏi t́nh huống tiêu cực. Tuy nhiên, một số người như Jones h́nh thành thói quen "muốn làm hài ḷng người khác" hoặc cố xoa dịu những mối đe dọa để tránh xung đột.
"Ư nghĩ thường trực trong đầu họ là muốn trở thành người tốt trong mắt bất cứ ai. Họ tin rằng việc cư xử tử tế sẽ bảo vệ họ trước những xung đột với bạn bè hoặc gia đ́nh", Katie McKenna, chuyên gia trị liệu tâm lư ở Ireland, giải thích.
Phản ứng chấn thương này ít được nghiên cứu và dường như vô hại. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo việc muốn làm hài ḷng tất cả mọi người không phải một cơ chế tự vệ tốt đối với những hậu quả nghiêm trọng về mặt tinh thần.
Một số người "luôn từ bỏ mong muốn và nhu cầu của bản thân, chiều theo ư thích của người khác để tránh xung đột, tránh bị chỉ trích hoặc phản đối", tiến sĩ McKenna nhận định. Tâm lư đặc trưng là xin lỗi quá nhiều, quá để tâm đến ư nghĩ của người khác, không có khả năng đặt ra giới hạn của bản thân.
Các chuyên gia cho biết t́nh trạng này phổ biến nhất ở những người bị gia đ́nh hoặc người yêu lạm dụng về mặt tinh thần, bị kiểm soát t́nh cảm hoặc bỏ bê.
Mikah Jones, 20 tuổi, từng gặp vấn đề về cảm xúc trong quá khứ. Ảnh: Mikah Jones
Jaclyn Bsales, một nhà trị liệu tâm lư tại Mỹ, cho biết: "Đứa trẻ cảm thấy như thể chúng đang gặp nguy hiểm, cần phải xoa dịu người chăm sóc chúng để có sự kết nối trở lại về tinh thần".
Bề ngoài, Jones là một người vị tha và tốt bụng. Tuy nhiên, ít ai biết được anh đang vật lộn với vết thương ḷng không thể chữa lành mỗi ngày.
"Tôi rất hay được nghe những lời khen của mọi người. Ở một thời điểm nào đó, tôi trở nên vô cảm. Chúng không c̣n ư nghĩa đối với tôi nữa", Jones nói.
Khác với phản ứng chống đối hoặc né tránh, việc muốn làm hài ḷng người khác thường bị bỏ qua khi xét đến biểu hiện chấn thương tâm lư. Tuy nhiên, tiến sĩ Bsales cảnh báo không nên đánh đồng điều này với sự vị tha. Nó có thể khiến các bệnh nhân giấu giếm nguyện vọng thực sự và mất đi bản sắc của ḿnh.
"Đôi khi, chúng ảnh hưởng đến khả năng h́nh thành nhân cách, thiết lập ranh giới và nh́n nhận cảm xúc, nhu cầu của bản thân, v́ lúc này họ đă quá chú trọng vào ư nghĩ của người khác", Bsales nói.
Tâm lư muốn làm vừa ḷng tất cả mọi người của Jones biến mất khi anh nghiêm túc nh́n vào nội tâm và suy ngẫm về quá khứ của ḿnh, cụ thể là mối quan hệ với cha. Cuối cùng, anh học được rằng việc ưu tiên nhu cầu của bản thân là điều b́nh thường, dù đôi khi nó khiến người khác thất vọng.
Khi bắt đầu đặt ra giới hạn và học cách nói lời từ chối, Jones đánh mất nhiều bạn bè. Tuy nhiên, anh cho rằng điều này quan trọng đối với hành tŕnh tự chữa lành.
Là một chuyên gia về bạo lực gia đ́nh và chứng rối loạn lo âu, tiến sĩ Bsales đồng ư rằng bước đầu tiên trong quá tŕnh phục hồi là tự nhận thức về vấn đề của ḿnh.
Sau khi dành thời gian để đối mặt với các chấn thương tâm lư, Jones cho biết cảm xúc của anh không c̣n phụ thuộc vào cái nh́n của người khác. Thay vào đó, anh học cách yêu thương chính ḿnh và khơi dậy mối quan hệ lành mạnh với cha và những người xung quanh.