Mỹ sẽ triển khai gần 300.000 liều vắc-xin pḥng bệnh đậu mùa khỉ trong những tuần tới với nỗ lực ngăn chặn sự bùng phát của virus này.
Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ khuyến cáo những người đă được xác nhận hoặc bị cho là có phơi nhiễm với bệnh đậu mùa khỉ nên tiêm pḥng. Theo CDC, nên tiêm pḥng trong ṿng hai tuần kể từ khi tiếp xúc với virus nhưng càng sớm càng tốt.
Theo hăng tin Reuters, Mỹ ngay lập tức xuất xưởng 56.000 liều vắc-xin Jynneos từ kho dự trữ quốc gia chiến lược, sau đó sẽ là 240.000 liều trong những tuần tới. Tổng cộng 1,6 triệu liều vắc-xin Jynneos sẽ được cung cấp vào mùa thu, theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ (HHS).
Jynneos là vắc-xin hai liều được Cục Quản lư Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ phê duyệt cho người từ 18 tuổi trở lên có nguy cơ cao khi tiếp xúc với virus đậu mùa hoặc bệnh đậu mùa khỉ. HHS đang ưu tiên phân bổ liều Jynneos cho các cộng đồng có số ca mắc đậu mùa khỉ cao nhất v́ nguồn cung vẫn c̣n hạn chế.
Mỹ gấp rút triển khai vắc-xin ngừa đậu mùa khỉ. Ảnh: Reuters
Các sở y tế địa phương cũng có thể yêu cầu sử dụng các lô hàng vắc-xin đậu mùa thế hệ cũ ACAM2000 mà Mỹ có nguồn cung lớn hơn nhiều. Tuy nhiên, vắc-xin có thể có các tác dụng phụ nghiêm trọng và không được khuyến cáo cho mọi người sử dụng.
Theo CDC, Mỹ xác nhận 306 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ ở 27 bang và thủ đô Washington. Các đợt bùng phát lớn nhất được ghi nhận ở California, Illinois và New York với hàng chục ca nhiễm được xác nhận ở mỗi bang đó.
Hiện vẫn chưa có trường hợp tử vong nào liên quan virus đậu mùa khỉ được ghi nhận tại Mỹ. Hầu hết mọi người khỏi bệnh đậu mùa khỉ trong ṿng từ hai đến 4 tuần.
Trên toàn thế giới, hơn 4.700 ca bệnh đậu mùa khỉ đă được báo cáo ở 49 quốc gia với một trường hợp tử vong ở Nigeria. Đợt bùng phát hiện nay là không b́nh thường v́ chủ yếu xảy ra ở các nước Bắc Mỹ và châu Âu. Trong lịch sử, virus chủ yếu lây truyền ở mức độ thấp ở các khu vực xa xôi của Tây và Trung Phi. Các quốc gia châu Âu đă ghi nhận 84% trường hợp mắc đậu mùa khỉ được xác nhận trong đợt bùng phát lần này.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuần trước cho biết đợt bùng phát mới chưa phải là t́nh trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu lúc này. Tuy nhiên, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết virus này là một mối đe dọa đang gia tăng nên cần được giám sát chặt chẽ.