'Em và Trịnh' dùng bối cảnh thật, nhân vật có thật với tên tuổi được giữ nguyên, làm sao Khánh Ly có thể không phản ứng với những chi tiết gây hiểu sai về bà?
Hơn 2 tuần sau thời điểm ra mắt tại rạp, phim Em và Trịnh vẫn đang chơi vơi giữa hai luồng ư kiến khen chê. Nhận nhiều quan điểm trái chiều là số phận chung của các tác phẩm điện ảnh về nhân vật có thật, đặc biệt là phim Việt Nam vốn bị đánh giá là đầy "sạn" và c̣n non ở phần kịch bản. Tuy nhiên, trường hợp bị nguyên mẫu của nhân vật phản ứng mạnh như Em và Trịnh lại không nhiều.
Phản ứng của Khánh Ly
Nhắc đến những người phụ nữ quan trọng trong đời Trịnh Công Sơn, không thể bỏ qua cái tên Lệ Mai, tức danh ca Khánh Ly - người mà Trịnh luôn coi là tri âm, tri kỷ trong âm nhạc. Trong phim Em và Trịnh, nhân vật Khánh Ly (Bùi Lan Hương thủ vai) được xây dựng bài bản, lớp lang theo sự kiện có thật: Lần đầu gặp Trịnh Công Sơn ở một quán hát, cùng ông nên duyên âm nhạc trong buổi hát thử ở quán cafe Tùng, sát cánh cùng Trịnh xuống Sài G̣n biểu diễn ở quán Văn...)
Ca sĩ Khánh Ly.
T́m nhân vật đóng Khánh Ly rất khó, bên cạnh việc diễn tả thần thái của bà, diễn viên c̣n phải có màu giọng đẹp. Trên khía cạnh này, Bùi Lan Hương khá tṛn vai. Tuy nhiên, câu chuyện trong phim Em và Trịnh bị phản ứng bởi chính nguyên mẫu. Trong phim, Khánh Ly ngay lần đầu gặp Trịnh ở cafe Tùng đă đút sữa chua cho ông, rồi nói "ăn chung một th́a sữa không được, th́ sao mà hát chung được".
Đại diện của đoàn phim liên lạc, có cho tôi xem kịch bản những phân đoạn Khánh Ly trong phim. Với những cảnh họ dự định thực hiện, tôi đă không đồng ư.
Theo Khánh Ly, đây là chi tiết không có thật. Bà nhấn mạnh "chưa từng đút sữa chua cho ông Trịnh Công Sơn, đến chồng con cũng chưa từng được tôi đút sữa cho". Cảnh Khánh Ly xúc sữa chua cho Trịnh Công Sơn lặp lại 2 lần, một lần ở cafe Tùng, một lần lúc ông đến nhà, khi bà đang chăm 2 con nhỏ.
Thực tế, vấn đề chủ yếu của Em và Trịnh khi khai thác h́nh ảnh Khánh Ly không nằm ở chi tiết đút sữa chua. Thông qua một chuỗi cảnh phim, như lời nói ghen tuông, hờn dỗi khi Trịnh Công Sơn quyết định về Huế t́m Dao Ánh, cái ôm dành cho ông trong đêm tối chỉ đơn độc ánh lửa thắp lên ở B'lao, ê-kíp muốn khắc họa t́nh cảm Khánh Ly dành cho Trịnh.
Đó là t́nh cảm trên mức b́nh thường, thậm chí, có thể liên tưởng đến t́nh yêu đôi lứa kiểu Trịnh Công Sơn - Dao Ánh. Chi tiết Trịnh Công Sơn rời bỏ B'lao, rời bỏ Khánh Ly về Huế t́m Dao Ánh của phim tạo cảm giác: Trịnh mắc kẹt giữa hai mối t́nh.
Thứ xúc cảm nam nữ giữa Trịnh Công Sơn và Khánh Ly được khắc họa mập mờ, nhưng đủ rơ ràng để đại chúng cảm nhận. Và đó là chi tiết không chính xác trên góc nh́n của Khánh Ly.
Nữ ca sĩ Bùi Lan Hương thủ vai Khánh Ly trong phim Em và Trịnh.
Bà nói từng cùng Trịnh Công Sơn hút chung điếu thuốc, hút chung dĩa cơm, ngủ trên sàn nhà trong những ngày miệt mài cùng âm nhạc. Khánh Ly tôn trọng Trịnh Công Sơn, nhưng đó là t́nh cảm tri kỷ trong âm nhạc.
Bà nói "chưa từng nghe lời ai như nghe lời Trịnh", nhưng tuyệt đối không phải t́nh yêu, không phải kiểu vùng vằng hờn dỗi khi Trịnh Công Sơn về Huế t́m Dao Ánh, cũng không phải quyến luyến ái t́nh như ê-kíp định hướng người xem.
Giới hạn nào cho sự hư cấu?
Điện ảnh là sáng tạo, ngay cả phim tiểu sử. Làm phim về cuộc đời của một huyền thoại vốn dĩ nhiều lời thêu dệt và mỗi người có một h́nh dung về Trịnh Công Sơn. Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh và biên kịch có quyền thêm những chi tiết mới.
Càng có nhiều "đất" để sáng tạo hơn nữa khi nói về chuyện yêu của Trịnh Công Sơn, vốn rất khó cắt nghĩa và khó minh định đúng sai trong khuôn khổ màn ảnh. Trịnh Công Sơn yêu ai, sâu đậm hay nhàn nhạt, có lẽ chỉ ông mới biết.
Dù vậy, không thể vin vào cái cớ "phim là hư cấu" để sáng tạo bừa băi. Em và Trịnh dùng bối cảnh thật, nhân vật có thật, với tên tuổi được giữ nguyên. Khánh Ly trong phim là Khánh Ly ngoài đời, từ cái tên, ngoại h́nh tới bối cảnh.
Do đó, cách phim xây dựng h́nh tượng Khánh Ly có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cách công chúng nh́n nhận về bà và gia đ́nh bà. Phim nói sai về bà, bà có quyền lên tiếng. Tiếng nói ấy phải được lắng nghe và tôn trọng. Không ai muốn bị dựng chuyện.
Khánh Ly luôn ngưỡng mộ Trịnh Công Sơn.
Khánh Ly đă có chồng con và với Trịnh Công Sơn luôn "tương kính như tân". Với bà, t́nh cảm dành cho Trịnh là sự ngưỡng mộ, nhưng có khoảng cách rạch ṛi và đàng hoàng bởi đó là sự tôn trọng dành cho chồng con, gia đ́nh và cho chính Trịnh Công Sơn, người bà mà từng nói, nếu có yêu th́ ông thiệt chứ bà không thiệt.
T́nh cảm ngưỡng mộ, đồng điệu trong âm nhạc ấy khác xa t́nh cảm yêu đương sến sẩm tầm thường mà Phan Gia Nhật Linh cố t́nh gieo vào nhân vật Khánh Ly.
"Tôi chỉ nghĩ một điều là v́ sao người ta làm như thế trong khi tôi c̣n sống. Tôi chưa chết mà. Người ta có thể bán người chết được v́ người chết không trả lời được, nhưng mà tôi c̣n sống. Tôi không biết khi con tôi xem phim đó, chúng sẽ nghĩ thế nào về ḿnh.
Đại diện của đoàn phim liên lạc, có cho tôi xem kịch bản những phân đoạn Khánh Ly trong phim. Với những cảnh họ dự định thực hiện, tôi đă không đồng ư. Và tôi cũng nói nếu muốn sáng tạo, muốn giữ kịch bản th́ phải đổi tên nhân vật. Cuối cùng, một số cảnh tôi không đồng ư vẫn được đưa lên phim và tên Khánh Ly không hề thay đổi", Khánh Ly nói.
Khánh Ly không hài ḷng với những phân đoạn về bà trong phim.
Một lần nữa, phải khẳng định sáng tạo là gia vị thiếu yếu của phim ảnh. Đạo diễn Victor Vũ từng nhận không ít lời khen cho sáng tạo của Mắt biếc bản điện ảnh với cái kết mở, khi Hà Lan đuổi theo rồi ngẩn ngơ nh́n đoàn tàu chở Ngạn rời khỏi thành phố. Kết thúc này có tính gợi mở về tương lai sáng hơn so với bản gốc - Hà Lan cưới người đàn ông khác, c̣n Ngạn chơi vơi trong mối t́nh dang dở.
Tuy nhiên, sáng tạo ở những bộ phim tiểu sử, đặc biệt là những chi tiết liên quan đến nhân vật có thật, c̣n sống th́ phải rất cẩn trọng. Sáng tạo thế nào để vẫn hay mà không gây hiểu nhầm hay làm tổn thương người khác mới là giỏi.
C̣n lấy danh nghĩa sáng tạo và hư cấu để bao biện cho những hạt sạn là làm mất vẻ đẹp cao quư vốn có của điện ảnh, và của chính những người đă cùng Trịnh Công Sơn điêu khắc nên cuộc đời đầy màu sắc của ông.