Theo như Việt Nam được cho có thể là điểm đến của hàng loạt công ty lớn trên thế giới, cũng như của nhiều người nước ngoài vì đã các hoạt động phòng chống trước dịch Covid-19 lẫn chiến lược tái mở cửa, phục hồi kinh tế sau dịch, sau khi những gián đoạn vì làn sóng Covid-19 mới do Trung Quốc phong tỏa Thượng Hải và nhiều thành phố trong nhiều tháng qua thôi thúc cách doanh nghiệp phương Tây tìm cách chuyển một phần dây chuyền sản xuất ra khỏi nước này.
Alexander Parini là một người Mỹ từng học thạc sĩ ở Trung Quốc 2 năm.
Đại dịch Covid đã khiến anh chuyển đến Việt Nam, trở thành một giảng viên một số trường đại học cũng như cộng tác với Đại sứ quán Mỹ tại TP.HCM. Chia sẻ với BBC News Tiếng Việt, anh cho biết:
"Tháng 1/2020, tôi rời Trung Quốc trong một kì nghỉ ngắn ngày bình thường nhân dịp Tết Nguyên đán. Nhưng lúc đó, Covid-19 bắt đầu lây lan trên khắp Trung Quốc, tôi không thể trở lại Bắc Kinh do các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt."
"Vì vậy, tôi lựa chọn hoàn thành chương trình học trực tuyến và chuyển đến một quốc gia coi trọng sự lây lan của Covid lúc mới xuất hiện. Cuối cùng, tôi đã đưa ra một quyết định táo bạo khi chuyển đến Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam."
Alexander Parini đánh giá cao việc người Việt Nam rất cởi mở trong giao tiếp và nói tiếng Anh tốt, đặc biệt là trong ngành dịch vụ.
"Khi tôi sống ở Bắc Kinh, việc học tiếng Trung là tuyệt đối bắt buộc. Còn ở Việt Nam tôi rất vui vì hầu như đi đến đâu tôi cũng có thể giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ của mình, mặc dù tôi cũng rất thích thực hành nói tiếng Việt."
Giảng viên người Mỹ nói rằng anh cảm thấy rất may mắn khi được sống ở một đất nước có nhiều món ăn ngon.
Theo anh, tại Việt Nam mọi người có thể thưởng thức các món ăn phong phú từ Âu sang Á, và đặc biệt là món Việt Nam… với chất lượng hàng đầu, vốn là một điều hiếm thấy ở nhiều quốc gia châu Á khác.

Alexander Parini rời Trung Quốc sang Việt Nam được 2 năm
Cùng thích đồ ăn Việt Nam, James Tsui, người Anh lai Hong Kong còn khen chi phí sinh hoạt ở Việt Nam rẻ hơn rất nhiều so với Trung Quốc cũng như nhiều quốc gia khác.
"Tôi từng sống 15 năm ở Trung Quốc và Hong Kong, khi đến TP.HCM tôi nhận ra rằng mình có thể có một căn hộ đẹp trên cao, góc nhìn toàn thành phố với một giá hợp túi tiền hơn Hong Kong và Thâm Quyến rất nhiều", James Tsui nói.
Trong khi đó, Sander Seymour, quốc tịch Mỹ nhận xét anh có nhiều cơ hội phát triển hơn khi ở Việt Nam. Từng ở Trung Quốc nửa năm, anh nói rằng mọi thứ ở đó đều phải cạnh tranh khốc liệt.
"Tôi cảm thấy tôi chỉ là một trong số hàng triệu hay tỷ người khác. Tôi có nhiều cơ hội hơn khi đến Việt Nam", Sander Seymour, người đang sinh sống ở Hội An và là giám đốc của công ty Keyway Consulting nói.
Tuy vậy, điểm trừ của Việt Nam trong mắt người nước ngoài là ô nhiễm do xe máy và các hoạt đông công nghiệp, đường phố không thân thiện với người đi bộ.
"Đối với một người thích đi bộ, tôi cảm thấy buồn vì ở TP.HCM, bạn buộc phải dùng xe máy hoặc ô tô để di chuyển thận tiện, ngay cả khi bạn có trẻ nhỏ", James Tsui nói với BBC.
Vấn đề ô nhiễm cũng khiến Sander Seymour lo lắng: "Với tốc độ phát triển của Việt Nam, việc thiếu các quy định đang gây ra thiệt hại và ô nhiễm môi trường. Tôi lo rằng trong tương lai nếu có nhiều tập đoàn đa quốc gia tới Việt Nam, vấn đề này sẽ trở nên tệ hơn."