Măn kinh, biến động hormone và chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn có thể khiến phụ nữ dễ đổ mồ hôi trong lúc ngủ.
Đổ mồ hôi nhiều khi về đêm có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe. Không chỉ làm gián đoạn giấc ngủ, đổ mồ hôi c̣n khiến cơ thể bí bách khó chịu sau khi thức giấc. Một nghiên cứu cho thấy, 41% số người cho biết gần đây đă bị đổ mồ hôi ban đêm. Trong đó, phụ nữ là nhóm có xu hướng mắc phải t́nh trạng khó chịu này nhiều hơn nam giới. Dưới đây là những nguyên nhân khiến phụ nữ đổ mồ hôi vào ban đêm.
Tiền măn kinh và măn kinh
Nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến tuyến mồ hôi trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu cho thấy có đến 80% phụ nữ đang trải qua thời kỳ tiền măn kinh hoặc măn kinh thường xuyên bị bốc hỏa hoặc đổ mồ hôi vào ban đêm. Hai triệu chứng này kết hợp với nhau được gọi là các triệu chứng măn kinh vận mạch và có thể khiến chất lượng cuộc sống thấp hơn.
Ngoài việc tiếp tục trong suốt thời kỳ măn kinh, các triệu chứng măn kinh vận mạch cũng có thể tái phát đối với phụ nữ sau măn kinh.
Biến động hormone
Các cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm cũng có thể xảy ra do sự dao động nội tiết tố b́nh thường của chu kỳ kinh nguyệt hoặc trong giai đoạn mang thai. Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Mỹ, phụ nữ mắc chứng rối loạn tiền kinh nguyệt thường có xu hướng khó ngủ và có chất lượng giấc ngủ kém hơn b́nh thường. Ngoài ra, các triệu chứng khác của rối loạn tiền kinh nguyệt như thay đổi tâm trạng, lo lắng, mất tập trung và thiếu năng lượng cũng là nguyên nhân khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi.
Theo một nghiên cứu cho thấy, có hơn ⅓ phụ nữ mang thai rơi vào trạng thái bốc hỏa và đổ mồ hôi vào ban đêm. Trong đó có 19% sản phụ tiếp tục gặp phải t́nh trạng này sau khi sinh. Các nhà khoa học lư giải, yếu tố nguy cơ gây đổ mồ hôi liên quan đến thai kỳ bao gồm các triệu chứng trầm cảm và trọng lượng cơ thể tăng nhanh.
Đổ mồ hôi c̣n khiến cơ thể bí bách khó chịu sau khi thức giấc. Ảnh: Freepik
Suy buồng trứng sớm
Suy buồng trứng sớm xảy ra khi buồng trứng ngừng hoạt động b́nh thường trước 40 tuổi, gây ra các triệu chứng măn kinh và giảm khả năng sinh sản. T́nh trạng này có thể khiến phụ nữ phát triển các triệu chứng măn kinh, bao gồm đổ mồ hôi ban đêm và bốc hỏa.
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) là một chứng rối loạn thở khi ngủ phổ biến và nó có thể gây đổ mồ hôi ban đêm ở một số người. Theo các nhà khoa học, những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn có thể trải qua nhiều lần ngưng thở hoặc ngừng thở khi đang ngủ do đường thở của họ bị xẹp hoặc bị tắc nghẽn bởi các mô thừa.
Ngoài ra, một báo cáo cũng cho thấy có 33% phụ nữ mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn có thể bị đổ mồ hôi ban đêm.
Bên cạnh những yếu tố trên, các chị em vẫn có thể rơi vào cảm giác đổ mồ hôi trong lúc ngủ nếu mắc phải các chứng bệnh như: hội chứng tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis), cường giáp, ung thư, hoặc cơ thể đang bị nhiễm trùng...
Cách giảm mồ hôi ban đêm
Khi t́nh trạng đổ mồ hôi trong lúc ngủ diễn ra thường xuyên, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để thăm khám. Nếu cảm thấy việc đổ mồ hôi không xảy ra liên tục, các chị em có thể thực hiện các giải pháp sau:
Mặc đồ thoáng khí: Chất liệu vải thoáng khí và thoát ẩm có thể giúp cơ thể giữ mát và thoải mái hơn vào ban đêm. Ngoài quần áo, bộ drap giường cũng là thứ cần được chú trọng để giấc ngủ thêm sâu và ngon hơn.
Duy tŕ cân nặng hợp lư: Cân nặng dư thừa có thể là nguyên nhân gây đổ mồ hôi ban đêm. Do đó, hăy kiên tŕ tập luyện và thực hiện chế độ ăn lành mạnh.
Tránh caffeine, rượu và các món cay, nóng: Những thực phẩm này có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ bên trong của cơ thể và khiến mồ hôi tiết ra nhiều hơn. Nếu mắc phải chứng đổ mồ hôi vào ban đêm, các chị em cần tránh ăn hoặc uống những món này gần giờ đi ngủ.