"3 thích – 1 ít" khiến thận của người Việt héo ṃn, suy chức năng: BS khẩn thiết cảnh báo. Do nhiều thói quen ăn uống của người Việt đă làm tăng áp lực cho thận, khiến cơ quan này héo ṃn, suy chức năng.
1. Thích ăn thịt
Theo PGS TS Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc Gia, tại Việt Nam, bệnh lư suy thận là một trong những hậu quả nặng nề của các bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp. Những bệnh lư này có thể gây tổn thương mao mạch thận, ảnh hưởng tới chức năng của thận và gây ra mất dần chức năng thận.
Đồng quan điểm với PGS Lâm, TS.BS Huỳnh Ngọc Phương Thảo, Khoa Nội thận – Thận nhân tạo Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, cho biết tỷ lệ người mắc bệnh thận rất cao. Bệnh thận hiện nay ngày một gia tăng là do hệ quả của các bệnh măn tính không lây như đái tháo đường, tăng huyết áp, béo ph́... Suy thận mạn c̣n gặp ở những bệnh nhân viêm cầu thận, mắc bệnh tự miễn. Một số bệnh nhân dùng thuốc bừa băi không theo chỉ dẫn của bác sĩ cũng có thể dẫn tới suy thận.
Gánh nặng các bệnh lư không lây đang ngày càng tăng ở Việt Nam. Đây là hệ quả của việc bữa ăn của người Việt đă thay đổi theo sự phát triển của kinh tế.
Ngày nay, người Việt ăn nhiều thức ăn giàu đạm và thực phẩm chế biến hơn, đặc biệt ăn ít rau hơn. Đây là nghịch lư v́ Việt Nam là nước nông nghiệp, rau xanh phong phú có quanh năm.
"Chế độ ăn không hợp lư, mất cân đối làm tăng nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa, ảnh hưởng tới chức năng thận. Việc ăn nhiều đạm sẽ tạo sức ép, khiến cho thận phải hoạt động chuyển hóa nhiều hơn", PGS Lâm nói.
Theo TS.BS Nguyễn Trong Hưng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, các khuyến nghị đều cho rằng tỷ lệ chất đạm một người nên tiêu thụ trong một ngày là khoảng 12% tổng năng lượng. Việc ăn nhiều chất đạm sẽ khiến gan, thận làm việc quá sức. Do vậy, chúng ta cần kiểm soát chất đạm để không bị gút, mỡ máu...
Chưa kể, nếu ăn nhiều chất đạm, một người "x́ hơi" sẽ có mùi rất khó chịu. Do vậy, chuyên gia khuyên mọi người cần ăn cân đối các chất, không thể lấy chất đạm để bù cho cơm, rau. Nguồn đạm thực vật đến từ rau, đậu đỗ cũng rất tốt.
2. Thích ăn mặn
Theo PGS Lâm, người Việt có thói quen thích ăn đậm vị. Thói quen ăn mặn khiến cho thận phải làm việc quá sức để đào thải muối, ảnh hưởng tới chức năng thận. Hiện nay, một người Việt Nam trưởng thành ăn khoảng 9,4 g muối mỗi ngày, gấp hai lần so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới.
Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 81% lượng muối tiêu thụ hàng ngày tại nước ta chủ yếu là từ muối và các gia vị trong quá tŕnh chế biến, nấu nướng và khi ăn, 11% muối tiêu thụ đến từ thực phẩm chế biến sẵn, 7% muối đến từ thực phẩm tự nhiên.
PGS Lâm khuyến nghị chỉ nên ăn khoảng 3-4gram muối/ngày. Ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng trương lực thành mạch, ứ nước trong tế bào, tăng sức cản ngoại vi, gây tăng huyết áp và tăng nguy cơ suy thận.
Trong ăn uống, mọi người cần hạn chế một số thực phẩm có chứa nhiều muối như xúc xích, thịt hộp, dưa cà muối, mỳ tôm…
3. Thích uống thuốc không theo chỉ dẫn
PGS Lâm cảnh báo thêm rằng hiện nay không ít người Việt có quan niệm "dùng thuốc Nam, thuốc lá lành hơn thuốc Tây". Tuy nhiên, việc dùng các loại thuốc lá không rơ nguồn gốc, không theo chỉ định, có thể khiến 2 quả thận héo ṃn, mất chức năng.
Ngoài ra, hiện nay, rất nhiều người đang lạm dụng corticoid để chữa bệnh về khớp, điều để lại hậu quả lớn. Một số bệnh nhân dùng thuốc có chứa corticoid dẫn tới thay đổi nội tiết, gây ra đái tháo đường, loăng xương, cao huyết áp, suy thận…
4. Ít uống nước
PGS Lâm cho biết nước có vai tṛ rất quan trọng để thận hoạt động tốt. Việc uống không đủ nước sẽ ảnh hưởng tới chức năng lọc của thận. Uống ít nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi để h́nh thành sỏi thận. Đối với sỏi thận, nếu không được phát hiện và can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng tới chức năng thận.
Trên thực tế, có không ít trường hợp hỏng thận do sỏi quá lớn hoặc viêm nhiễm, ứa mủ do sỏi thận.
Mẹo ăn uống tốt cho thận
Để có 2 quả thận khỏe, chuyên gia lưu ư mọi người cần:
- Đảm bảo dinh dưỡng lành mạnh, cân đối.
- Uống đủ nước.
- Không uống rượu bia.
- Không ăn mặn, ăn hạn chế thịt đỏ.
- Dự pḥng bệnh đái tháo đường, huyết áp.
- Dùng thuốc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
VietBF@ sưu tập
|
|