Chế độ ăn uống hợp lư sẽ giúp trẻ bị sốt xuất huyết nâng cao sức khỏe, tăng đề kháng, giảm nguy cơ bệnh nặng, nhanh hồi phục.
Sốt xuất huyết là một bệnh virus truyền nhiễm do muỗi chích, y học hiện nay có nhiều biện pháp pḥng ngừa, điều trị nhưng vẫn chưa kiểm soát, không có thuốc diệt virus đặc trị.
Theo BS.CKI Đào Thị Yến Thủy - Trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, khi bị sốt xuất huyết, người bệnh, kể cả người lớn, trẻ em, thường bị sốt cao kéo dài, thở nhanh, mệt mỏi, có thể đau bụng, nôn ói, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, nôn ra máu hoặc tiêu phân đen. Nguy hiểm nhất là xuất huyết năo.
Ở giai đoạn đầu vài ngày đầu của bệnh, dấu hiệu rơ là sốt cao kéo dài, sốt khó hạ bằng thuốc hạ sốt, làm trẻ thở nhanh, mệt mỏi, ăn uống kém, nên thường bị mất nước khá nhiều. Lúc này cần lưu ư bổ sung nước, dinh dưỡng phù hợp, cho trẻ nghỉ ngơi. Đặc biệt, cần theo dơi các dấu hiệu nặng cần nhập viện như trẻ sốt quá 48 giờ, sốt kèm dấu hiệu khác nguy hiểm như xuất huyết, đau bụng, nôn ói hoặc vào sốc (người lạnh, nhợt nhạt, rất mệt, mạch tăng, huyết áp tụt... ). Nếu không xử trí cấp cứu chống sốc sẽ có thể dẫn đến tử vong.
Giờ sốt xuất huyết đang có xu hướng tăng mạnh ở TP HCM và các tỉnh phía nam. Ảnh: Shutterstock
Thông thường, trong 2-4 ngày đầu ở giai đoạn đầu khởi phát bệnh, người bị sốt xuất huyết có thể được bác sĩ cho điều trị ngoại trú. Gia đ́nh cần chăm sóc trẻ về thuốc hạ sốt, lau mát, ăn uống, nghỉ ngơi, theo dơi sát để khi có dấu hiệu nặng kể trên th́ sớm nhập viện. Trẻ em thường vào sốc từ ngày thứ 3-5 của bệnh nên cần có người ở bên cạnh kể cả khi ngủ đêm. Theo đó, bác sĩ Yến Thủy đưa ra một số lời khuyên về chăm sóc cho trẻ sốt xuất huyết như sau:
Đầu tiên để hạ sốt, phụ huynh cần cho trẻ mặc áo quần rộng răi, thoáng mát, không đắp mền hay trùm kín khi trẻ sốt có cảm giác ớn lạnh. Gia đ́nh cho trẻ sốt cao trên 38,5 độ C uống thuốc hạ sốt đủ liều Paracetamol 10-15mg/kg/lần, cách 4-6 giờ sau nếu trẻ sốt cao trở lại th́ uống thuốc cữ tiếp. Quan trọng nhất là nên cho bé uống nhiều nước hơn b́nh thường, uống nhiều lần trong ngày để đảm bảo máu không bị cô đặc là một đặc điểm của bệnh sốt xuất huyết.
Cha mẹ có thể sử dụng tất cả các loại nước cho trẻ dùng, bao gồm: nước đun sôi để nguội, nước khoáng, sữa, nước cam, nước chanh, nước dừa, nước ép rau củ, trái cây, nước canh, nước cháo, Oresol... Ưu tiên các loại nước có thể giúp trẻ bù một số điện giải bị mất do sốt cao, có vitamin C để giúp thành mạch máu bền vững, tăng sức đề kháng cho trẻ. Về liều lượng, đối với trẻ nhỏ hơn 5 tuổi có thể uống 500-1.500 ml/ngày; trẻ lớn hơn 5 tuổi: 2.000 - 2.500 ml/ngày.
Việc bù đủ nước cho cơ thể trẻ vô cùng cần thiết nếu trẻ bị nôn ói nhiều. Người lớn có thể cho trẻ dùng trà gừng (với trẻ lớn) có tác dụng kháng viêm, nước chanh có nhiều vitamin C; nước dừa bổ sung chất điện giải, chất khoáng bị mất do cơ thể bị mất nước; nước ép rau củ, nước ép trái cây nhằm cung cấp nước và vitamin giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Trẻ có thể ăn các loại trái cây giàu vitamin C như: dâu tây, ổi, kiwi, đu đủ, cam..., hoặc làm sinh tố, dùng sau các bữa ăn chính hay bữa phụ, bổ sung vitamin C giúp tăng cường sức bền thành mạch, giảm xuất huyết và sức đề kháng cơ thể.
Để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn này, bác sĩ Yến Thủy đưa ra lời khuyên, đối với trẻ c̣n bú mẹ, cần tiếp tục cho bé bú như b́nh thường. Trẻ trong độ tuổi ăn dặm hoặc đă ăn cơm, phụ huynh nên chuẩn bị bữa ăn đầy đủ dưỡng chất gồm 4 nhóm thực phẩm chính: nhóm chất bột đường (cơm, cháo, bún, khoai...); nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ...); nhóm chất béo (dầu, mỡ...) và nhóm rau, củ, quả... Lúc này, người lớn nên chế biến thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu như cháo loăng, súp... vừa cung cấp thêm nước vừa dễ nuốt dễ tiêu. Với trẻ lười ăn, nên chọn những thức ăn trẻ thích, nếu ăn được ít th́ nên cho ăn nhiều lần.
Các thực phẩm giàu vitamin A, K, chất sắt, folate... cũng có lợi cho trẻ bị sốt xuất huyết. Ví dụ, vitamin A giúp trẻ tăng miễn dịch bề mặt cho cơ thể vùng da, niêm; vitamin K giúp trẻ hạn chế tiêu chảy khi bị sốt xuất huyết... Thực phẩm giàu tiền chất vitamin A (beta-caroten) bao gồm rau có màu xanh sẫm như: rau ngót, rau muống, rau dền, rau bí; các loại củ quả có màu vàng như: gấc, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, xoài... Khi vào cơ thể, beta-caroten sẽ được chuyển thành vitamin A.
Vitamin K có trong một số loại thực phẩm tự nhiên như: rau bina, măng tây, bông cải xanh, cải xoăn; các loại đậu, đậu nành... Folate có nhiều trong trứng, măng tây, ngũ cốc, cam, rau bina và cải xoăn. Chất sắt có nhiều trong thịt nạc, tim, gan, cá, ḷng đỏ trứng, các loại đậu, ngũ cốc, các loại rau có lá xanh đậm, bông cải, bí ngô, trái cây khô... Trong đó, sắt có nguồn gốc động vật hấp thu tốt hơn sắt có nguồn gốc thực vật.
Bác sĩ Đào Thị Yến Thủy khuyến cáo thêm, không nên cho trẻ ăn những thức ăn, thức uống có màu nâu, đen, đỏ như xá xị, coca, nước trái cây sẫm màu, củ dền đỏ, rau dền đỏ, dưa hấu, huyết heo, huyết vịt, thanh long ruột đỏ... Mục đích là để không nhầm lẫn trẻ đi tiêu ra máu, một loại xuất huyết tiêu hóa vốn cần theo dơi khi bị sốt xuất huyết.
Nếu sau 3-5 ngày trẻ hết sốt, tươi tỉnh, ăn uống ngon, vui chơi trở lại th́ có thể nói là hết bệnh, dù da vẫn c̣n nổi một ít chấm đỏ li ti dưới da, bong vẩy da gây ngứa nhẹ, gọi là "rash phục hồi".