Năm điều cần biết về hội chứng COVID kéo dài. Hiện tại số ca mắc COVID-19 tại Mỹ lại đang trên đà tăng, với một số người sẽ đối mặt với hội chứng COVID kéo dài (Long COVID), có thể dẫn đến nhiều triệu chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hằng ngày của bệnh nhân.
Mặc dù hội chứng COVID kéo dài khá phổ biến, song nghiên cứu về hội chứng này c̣n rất ít, do đó vẫn chưa có định nghĩa và phương pháp điều trị cụ thể. Các dấu hiệu của hội chứng này có thể từ nhẹ để nặng, với các triệu chứng có khả năng kéo dài trong nhiều tháng, thậm chí là hơn 1 năm. Viện Y tế quốc gia (NIH), thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ đang đặt mục tiêu nghiên cứu hội chứng COVID kéo dài trong mùa hè này.
Mặc dù không có nhiều dữ liệu, song trang Thehill.com ngày 17/5 đă có bài viết tổng hợp 5 điều cần biết về hội chứng COVID kéo dài.
1) Những người mắc COVID-19 không triệu chứng vẫn có thể đối mặt với hội chứng COVID kéo dài
Những bệnh nhân mắc COVID-19 nặng hoặc phải nhập viện thường bị cho là có nhiều khả năng bị COVID kéo dài sau khi phục hồi từ lẫn lây nhiễm đầu tiên. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy vẫn có một tỷ lệ đáng kể những ca mắc COVID-19 không triệu chứng bị COVID kéo dài.
Cụ thể, một nghiên cứu của tổ chức phi chính phủ FAIR Health cho thấy gần 20% số người mắc COVID-19 không triệu chứng khi nhiễm virus SARS-CoV-2 lần đầu ghi nhận ít nhất 1 triệu chứng COVID kéo dài khoảng 1 tháng sau khi mắc bệnh. Các triệu chứng phổ biến nhất trong nghiên cứu này là đau, khó thở, mệt mỏi, tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu.
2) Một số nhân tố làm tăng nguy cơ bị COVID kéo dài
Những nghiên cứu gần đây cho thấy những người bị tiểu đường type 2, những người có virus Epstein-Barr phục hồi hoạt động lại trong máu, những người có tự kháng thể trong hệ miễn dịch thuộc nhóm có nguy cơ cao bị COVID kéo dài.
Virus Epstein-Barr là loại virus phổ biến mà nhiều người nhiễm khi c̣n bé. Virus thường "ngủ yên" trong cơ thể và có thể bị kích hoạt trở lại. Trong khi đó, tự kháng thể là những kháng thể do hệ miễn dịch tạo ra. Do nhầm lẫn chất lạ với các mô khỏe mạnh trong cơ thể, những kháng thể này sẽ gây ra phản ứng, hoặc tự làm tổn thương các mô hoặc cơ quan. Nhiều chứng rỗi loạn tự miễn là do tự kháng thể gây ra. Theo NIH, ước tính hơn 32 triệu người tại Mỹ có tự kháng thể.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh sẽ sai lầm nếu kết luận rằng chỉ những người ốm yếu mới bị COVID kéo dài. Hội chứng này có thể xuất hiện cả ở những người khỏe mạnh, không có bệnh nền và mắc COVID-19 không triệu chứng.
3) Mức độ phổ biến của COVID kéo dài vẫn đang được đánh giá
Hiện chưa rơ có bao nhiêu người bị COVID kéo dài. Những nghiên cứu ban đầu ước tính khoảng 10-30% những người khỏi COVID-19 bị COVID kéo dài. Tuy nhiên, những nghiên cứu sau đó lại chỉ ra rằng khoảng 67% bệnh nhân gặp hội chứng này. NIH lưu ư rằng một nhân tố gây khó khăn trong việc xác định xác suất hội chứng COVID kéo dài xuất hiện là có rất nhiều triệu chứng có thể bị nhầm lẫn với những căn bệnh khác. Hiện không thể dùng xét nghiệm để xác định các triệu chứng COVID kéo dài.
Bên cạnh đó, khoảng thời gian bị COVID kéo dài cũng đang được xem xét, ảnh hưởng đến tỷ lệ báo cáo các triệu chứng. Một số quan chức y tế cho rằng một bệnh nhân bị COVID kéo dài khi họ có các triệu chứng từ 3-6 tuần sau khi mắc bệnh, trong khi những nhà nghiên cứu khác cho rằng các triệu chứng này phải xuất hiện 6 tháng sau lần mắc bệnh đầu tiên.
4) COVID kéo dài có thể bị xem là t́nh trạng tàn tật trong một số trường hợp
Theo hướng dẫn của Ủy ban Cơ hội việc làm công bằng (EEOC) Mỹ, những người mắc COVID-19, hoặc từng được chẩn đoán nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể bị xem là tàn tật theo luật về quyền dân sự liên bang, nếu các triệu chứng này làm tổn thương thể chất hoặc tinh thần, giới hạn khả năng thực hiện các hoạt động chính trong đời sống. Tuy nhiên, trong hướng dẫn cập nhật, EEOC nhấn mạnh để xác định một người có bị tàn tật do mắc COVID-19 hay không cần phải xem xét từng trường hợp cụ thể.
Các dấu hiệu như mệt mỏi, khó thở, "sương mù năo" và những triệu chứng khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của những người bị COVID kéo dài. Một nghiên cứu tại Anh cho thấy những người mắc COVID-19 nặng tới mức phải điều trị tích cực, sẽ có tốc độ lăo hóa nhận thức tương đương 20 năm. Trung b́nh những người tham gia nghiên cứu này đă mắc COVID-19 trước đó 6 tháng và có điểm kiểm tra nhận thức thấp hơn nhiều so với dân số nói chung.
5) Thuốc kháng virus có thể là phương pháp điều trị tiềm năng cho hội chứng COVID kéo dài
Người đứng đầu nhóm nghiên cứu COVID kéo dài của NIH Jim Heath khẳng định các thuốc kháng virus hiện nay có thể phần nào giúp điều trị hội chứng COVID kéo dài. Chuyên gia này lưu ư rằng phần lớn các bằng chứng về thuốc kháng virus hỗ trợ điều trị COVID kéo dài là thổi phồng, bởi trên thực tế, thuốc này mới chỉ được cấp phép sử dụng vào tháng 12/2021. Do đó, c̣n quá sớm để khẳng định tác dụng của thuốc. Tuy nhiên, các nhà khoa học chắc chắn rằng tải lượng virus trong máu và mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng đóng vai tṛ quan trọng đối với hội chứng COVID kéo dài. V́ vậy, thuốc kháng virus cũng được xem là một phương pháp điều trị phù hợp cho một số bệnh nhân. Chuyên gia Heath lưu ư rằng hội chứng COVID kéo dài bao gồm rất nhiều triệu chứng và thuốc kháng virus sẽ không thể giúp ích cho tất cả mọi người.
Một nghiên cứu nhỏ do các nhà khoa học của Đại học California, San Francisco thực hiện cho thấy triệu chứng của COVID kéo dài đă giảm nhẹ ở những người tham gia nghiên cứu có uống thuốc Paxlovid của Pfizer trong vài tuần, sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, việc sử dụng những thuốc kháng virus như Paxlovid và Molnupiravir của Merck và Ridgeback để điều trị COVID kéo dài vẫn chưa được chính thức cấp phép. Theo hướng dẫn sử dụng khẩn cấp của Cơ quan Quản lư thực phẩm và dược phẩm (FDA) của Mỹ, việc sử dụng thuốc kháng virus cần được theo dơi trong vài ngày kể từ khi triệu chứng khởi phát.
VietBF@ sưu tập
|