Trên những tảng đá ở sa mạc Gobi, Mông Cổ, các chuyên gia phát hiện những bức tranh hàng chục ngàn năm tuổi. Từ đây, họ khám phá bí mật về 'quái vật' khủng.
Theo kết quả nghiên cứu công bố trên Frontiers in Earth Science, các chuyên gia có phát hiện quan trọng khi nghiên cứu về những bức tranh hàng chục ngàn năm tuổi khắc trên các tảng đá ở sa mạc Gobi, Mông Cổ. Đó là sự tồn tại của một loài " quái vật" khổng lồ cũng như sự tuyệt chủng của chúng.
"Quái vật" to lớn đó chính là Camelus knoblochi - loài lạc đà có chiều cao lên đến 3m và nặng tới 1 tấn. Tuy nhiên, chúng đă tuyệt chủng vào khoảng 27.000 năm trước.
Các chuyên gia cho hay "quái vật" khổng lồ này đă tồn tại trong khoảng thời gian 2 loài người cổ đại từng sinh sống ở vùng đất khắc nghiệt này là Neanderthals và Denisovans.
Neanderthals và Denisovans là 2 loài cùng thuộc chi Người (Homo) với người hiện đại Homo sapiens chúng ta. Họ được biết đến là những thợ săn giỏi.
Tác giả chính của nghiên cứu là tiến sĩ John W. Olsen công tác tại Đại học Arizona ở Tucson, Mỹ cho hay lạc đà Camelus knoblochi vẫn tồn tại ở Mông Cổ cho đến khi xảy ra biến đổi khí hậu khiến loài này đến bờ vực tuyệt chủng vào khoảng 27.000 năm trước.
Từ đây, các chuyên gia cho rằng, lạc đà Camelus knoblochi biến mất khỏi Trái đất do kém thích nghi với những biến đổi khắc nghiệt của khí hậu vào khoảng 27.000 năm trước.
Thêm nữa, việc con người săn bắt lạc đà Camelus knoblochi trong giai đoạn trên cũng có thể khiến đẩy nhanh sự tuyệt chủng của loài động vật này.
Các chuyên gia đưa ra quan điểm này v́ không t́m thấy bằng chứng cho thấy người Neanderthals và Denisovans thuần hóa lạc đà Camelus knoblochi nhưng có dấu vết cho thấy họ đă ăn chúng.
Tuy nhiên, người Neanderthals và Denisovans đă tuyệt chủng khoảng 30.000 - 40.000 năm trước nên có thể lạc đà Camelus knoblochi tồn tại lâu hơn.
Thế nhưng, cuối cùng, số lượng cá thể loài lạc đà này ngày càng suy giảm mạnh rồi bị thiên nhiên "xóa sổ" khỏi Trái đất.