Người bị tiểu đường nếu bỗng nhiên đi tiểu có nhiều bọt, mắt mờ, tức ngực, khó thở và mệt mỏi… chứng tỏ bệnh của bạn đang nặng lên, cần phải khám sớm để pḥng hậu hoạ.
Bệnh đái tháo đường (hay c̣n gọi là bệnh tiểu đường) là một t́nh trạng bệnh lư rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng lượng đường huyết trong cơ thể.
Ảnh minh hoạ
Nguyên nhân của bệnh thường là do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định (có thể thiếu thậm chí thừa). Nếu bị đái tháo đường mà bạn kiểm soát được lượng đường trong máu và thường xuyên theo dơi tốt th́ chắc chắn lượng đường nằm trong mức an toàn gần như người b́nh thường.
Bệnh đái tháo đường có thể xảy ra bất cứ ở đối tượng nào. Nếu nghi ngờ, hăy đến các cơ sở y tế, để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Dấu hiệu điển h́nh cảnh báo bệnh đái tháo đường
Sụt cân bất thường
Cơ thể chúng ta giống như một cỗ máy cần nhiên liệu để hoạt động. Và nhiên liệu chính cho cơ thể chính là đường (glucose). Sụt cân do mất nhiều đường glucose qua nước tiểu. Đái tháo đường khiến cơ thể không thể chuyển hóa năng lượng từ thức ăn, nó buộc phải lấy năng lượng từ mỡ và các cơ. Thiếu insulin dẫn tới giảm tổng hợp protein và mỡ, tăng quá tŕnh tiêu protein, tiêu mỡ tất yếu sẽ dẫn đến sụt cân.
Liên tục khát nước
Mặc dù uống nước khá nhiều nhưng vẫn liên tục thấy khát. Đó là do khi lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể bạn sẽ tự động tách phần nước có trong các tế bào rồi bơm trực tiếp vào máu để pha loăng lượng đường bị dư. Các tế bào lúc này thiếu nước sẽ kích thích năo gây nên cảm giác khát nước không ngừng nghỉ.
Ảnh minh hoạ
Đi tiểu nhiều lần trong ngày
Nếu số lần bạn đi tiểu trong một ngày lớn hơn số 7, có thể bạn đă bị đái tháo đường. Nguyên nhân là do cơ thể bạn muốn loại bỏ lượng đường dư thừa, thận hoạt động mạnh hơn nên sẽ đi tiểu nhiều hơn.
Đói và mệt mỏi
Khi cơ thể bạn không thể hấp thu lượng đường cần thiết trong máu để giải phóng năng lượng do sự thiếu hụt insulin, đường sẽ bị tích trữ một cách dư thừa trong máu và ra khỏi cơ thể. V́ vậy, nhu cầu nạp thức ăn để lấy thêm năng lượng của cơ thể sẽ tăng cao để bù lại phần năng lượng bị thiếu, dẫn đến cảm giác đói và mệt mỏi thường xuyên.
Dễ bị viêm nhiễm
Lượng đường trong máu cao và hệ thống miễn dịch (cơ chế tự bảo vệ của cơ thể) bị ức chế, làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể, dẫn đến dễ bị nhiễm trùng và nấm. Chính v́ vậy, người bị đái tháo đường thường cảm thấy ngứa trên cơ thể, đặc biệt ở bộ phận sinh dục.
3 dấu hiệu cảnh báo bệnh của bạn đang ngày một nặng hơn
Nếu nhận thấy có thể có những dấu hiệu sau đây, chứng tỏ bệnh tiểu đường đang tiến triển mạnh, cực kỳ nguy hiểm.
Nước tiểu có bọt
Theo các chuyên gia, việc kiểm soát đường huyết không tốt trong thời gian dài sẽ khiến lượng máu đến thận không đều đặn, làm tổn thương cấu trúc mô thận, cầu thận, ống thận... từ đó làm tổn hại đến chức năng thận và gây ra các bệnh về thận.
Bác sĩ phân tích rằng thận là cơ quan nắm giữ chức năng giải độc, sau khi thận lọc các chất độc của cơ thể xong sẽ thải chúng qua đường nước tiểu. Trong trường hợp thận bị tổn thương th́ khả năng lọc cũng kém đi, các protein có lợi bị ṛ rỉ vào nước tiểu dẫn đến t́nh trạng nước tiểu sủi bọt. Chính v́ vậy, người tiểu đường nếu thấy nước tiểu có nhiều bọt th́ nên cảnh giác với việc bệnh ngày càng nghiêm trọng.
Ảnh minh hoạ
Mắt mờ
Các bệnh về mắt cũng là hậu quả của việc kiểm soát lượng đường trong máu kém trong thời gian dài, dẫn đến việc lưu thông máu đến mắt không đủ. Hơn nữa, khi đường huyết tăng cao có thể làm hỏng các mạch máu nhỏ ở phía sau mắt của bạn, từ đó tăng sinh dẫn đến sẹo hoặc gây ra các áp suất cao khiến vơng mạc bị tổn thương, gây đục thủy tinh thể.
Tức ngực, khó thở, nhức đầu
Bệnh tim mạch cũng là một trong những biến chứng tiểu đường có tỷ lệ mắc cao. Theo các chuyên gia, ngoài việc cơ thể không thể kiểm soát được lượng đường trong máu th́ một số bệnh nhân tiểu đường cũng bị tăng huyết áp và mỡ máu. Nếu người bệnh bị đau đầu, tức ngực và khó thở, cần chú ư đến việc đi khám tim mạch kịp thời.