Cha đẻ tác phẩm gắn liền với tuổi thơ hàng triệu người đă qua đời.
Ngày 7/4, cảnh sát Nhật Bản cho biết họa sĩ truyện tranh trứ danh của nước này – ông Motoo Abiko – người đồng sáng tác truyện tranh “ Doraemon”, đă qua đời tại nhà riêng gần Tokyo hôm 7/4, thọ 88 tuổi. Sinh thời, ông và họa sĩ Hiroshi Fujimoto cùng sử dụng bút danh Fujiko Fujio, thực hiện chung tác phẩm nổi tiếng nhất là Doraemon năm 1969.
Ba năm đầu, bộ manga ít được trẻ em chú ư, chỉ nổi tiếng khi được dựng thành phim hoạt h́nh. Nhân vật chú mèo máy thông minh được trẻ em Nhật Bản và nhiều nước trên thế giới yêu thích. Motoo Abiko và Hiroshi Fujimoto cùng làm bộ truyện đến năm 1987 th́ dừng hợp tác, do manga của Abiko chủ yếu dành cho lứa tuổi thanh niên, c̣n Fujimoto lại muốn hướng tới đối tượng là trẻ em. Ngoài Doraemon, hai ông có chung bộ Susume Robot, Tebukuro Tecchan…
Ông sinh năm 1934 ở tỉnh Toyama, có sở thích vẽ manga từ tiểu học, bắt đầu vẽ manga cùng người bạn Hiroshi Fujimoto khi học cấp hai. Năm 1953, họ xuất bản tác phẩm đầu tay, The Last World War. Những năm đầu ở Tokyo theo đuổi đam mê, họ gặp nhiều khó khăn do chưa có tên tuổi, từng thất nghiệp một năm.
Năm 1963, ông cùng Hiroshi Fujimoto và một số người bạn thành lập studio mang tên Zero, sản xuất nhiều phim hoạt h́nh, điển h́nh là bộ Astro Boy. Ông được nhiều độc giả yêu thích nhờ phong cách sáng tác dí dỏm. Ngoài các bộ truyện trẻ em, ông c̣n sáng tác một số manga ngắn phong cách kinh dị, phản ánh nhiều vấn đề hiện thực xă hội.
Một số bộ manga nổi tiếng Motoo Abiko sáng tác riêng là Ninja Hattori-kun (phát hành từ năm 1964 đến năm 1988, có phiên bản hoạt h́nh và tṛ chơi điện tử), The Laughing Salesman (từng bán được 3,5 triệu bản ở Nhật trong tháng 6/1999). Năm 2008, ông được chính phủ Nhật trao Huân chương Mặt trời mọc nhờ những đóng góp cho nền văn hóa.
Ngày 1/12/2021, bức tượng nhân vật mèo máy Doraemon bằng đồng đă được khánh thành tại công viên Miyashita ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm ngày bộ truyện tranh cùng tên ra đời.
Lễ khánh thành bức tượng diễn ra đúng vào ngày sinh nhật của cố họa sĩ Fujiko F.Fujio (1933-1996), tác giả của bộ truyện tranh được độc giả nhỏ tuổi nhiều thế hệ ưa thích.
Bức tượng mang tên “Doraemons Door to the Future” (tạm dịch: “Cánh cửa tương lai của Doraemon”) do công ty Fujiko Pro thiết kế, lấy cảm hứng từ “bảo bối” cánh cửa thần kỳ của Doraemon. Công ty đă trao tặng tác phẩm cho quận Shibuya, khu vực đang được tái phát triển trở thành nơi truyền tải văn hóa Nhật Bản qua các kiến trúc mang tính tương lai.
Trong tác phẩm tượng đồng cũng xuất hiện 11 nhân vật trong các bộ truyện tranh khác như “Perman”, “Kiteretsu và Cuốn từ điển kỳ bí” – những “đứa con tinh thần” của tác giả Fujio, cùng cánh cửa thần kỳ và 6 “bảo bối” khác của mèo máy Doraemon. Đáng chú ư, tác phẩm cao 3,921 m – con số đọc ngược của chiều cao 1,293m của nhân vật mèo máy Doraemon.
Năm 1992, NXB Kim Đồng của Việt Nam đă chọn Doraemon là manga đầu tiên để phát hành. Quyết định này ban đầu nhận về rất nhiều ư kiến trái chiều do dư luận cho rằng Doraemon không phù hợp với trẻ em. Tuy vậy, Kim Đồng vẫn kiên tŕ cho ra mắt 94 tập truyện không bản quyền và đạt được doanh số ấn tượng lên đến 10 triệu bản in.
Nhận thấy tiềm năng của Doraemon, NXB Kim Đồng đă đề nghị được hợp tác, mua bản quyền chính thức từ tác giả Fujiko F. Fujio. Họ cũng mời ông đến Việt Nam để trao đổi trực tiếp. Đối với độc giả Việt Nam th́ bản thân tác giả không chỉ là một mangaka b́nh thường, mà c̣n là một nhân vật có ảnh hưởng rất lớn đến thế hệ trẻ em tại đất nước chúng ta.
Những câu chuyện Doraemon là một phần tuổi thơ không thể thiếu của nhiều độc giả Việt. Cho đến nay, dù cố họa sĩ này đă đi xa nhưng Doraemon và những bảo bối thần kỳ của chú mèo máy đến từ tương lai này vẫn đủ sức để làm mê hoặc ḷng người.
VietBF @ Sưu tầm