Người lớn tuổi thường tiêu thụ lượng đường nhiều hơn mức cần thiết. Cắt giảm lượng đường nạp vào mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm một số nguy cơ với sức khỏe.
Nếu bạn là thuộc tuưp người "hảo ngọt", cắt giảm tối thiểu lượng đường hàng ngày có vẻ là một giải pháp khó thực hiện. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng đều cho rằng, giảm lượng đường bổ sung là một việc làm có lợi cho sức khỏe đối với hầu hết mọi người, dù họ ở độ tuổi nào. Với những người đă qua tuổi trung niên, việc giảm đường hoặc cắt hẳn đường trong chế độ ăn uống của họ sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe rơ rệt.
I. Tiêu thụ quá nhiều đường ảnh hưởng tới cơ thể như thế nào?
Ở mọi lứa tuổi, lượng đường dư thừa đều có hại cho sức khỏe tổng thể của bạn. TS. Alexandra Dalu, chuyên ngành chống lăo hóa và chuyên gia dinh dưỡng ở Paris cho biết: "Tiêu thụ quá nhiều đường gây tác hại tới rất nhiều cơ quan trong cơ thể, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, tích tụ mỡ, giảm thị lực, sâu răng, rối loạn ham muốn t́nh dục , thậm chí ảnh hưởng tới chức năng năo bộ,..."
Từ năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đă khuyến cáo mọi người không nên vượt quá 25g đường tiêu thụ mỗi ngày. Người lớn tuổi có xu hướng ăn nhiều đường hơn so với khuyến cáo. Ví dụ, người Pháp tiêu thụ trung b́nh 120g đường mỗi ngày.
Tiêu thụ quá nhiều đường có liên quan đến một số t́nh trạng sức khỏe có hại, bao gồm:
- Béo ph́ và hội chứng chuyển hóa
- Bệnh tim mạch
- Bệnh đái tháo đường type 2
- Tăng huyết áp
- Cholesterol cao
- Viêm mạn tính
- Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
- Mảng bám và sâu răng
II. Những lợi ích sức khỏe khi giảm ăn đường
Các nghiên cứu y tế cho thấy rằng, những người ăn nhiều đường sẽ có nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính . Bằng cách giảm tiêu thụ đường, nguy cơ phát triển các bệnh này vẫn tồn tại, nhưng sẽ giảm đi rất nhiều. Dưới đây là những lợi ích sức khỏe khi bạn giảm lượng đường tiêu thụ hàng ngày.
1. Giảm mức cholesterol
Giảm đường sẽ giảm nguy cơ tăng cholesterol trong máu. Một số nghiên cứu khoa học đă chỉ ra rằng tiêu thụ nhiều đường có liên quan đến mức cholesterol cao hơn.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2010 trên tạp chí y học JAMA, được thực hiện trên hơn 6.000 người cho thấy, những người tiêu thụ nhiều đường nhất cũng là những người có mức cholesterol cao nhất.
Lượng đường thấp hơn có liên quan đến việc giảm cholesterol LDL, c̣n được gọi là cholesterol xấu có thể làm tắc nghẽn động mạch và cuối cùng dẫn đến bệnh tim.
2. Hạ huyết áp
Lượng đường tiêu thụ có tác động trực tiếp đến mức huyết áp v́ nó làm tăng khối lượng công việc của tim và động mạch, có thể gây tổn thương lâu dài. Gánh nặng cho tim và sự phân phối máu trong toàn bộ hệ thống cơ thể của bạn có thể gây ra sự phá hủy các cơ quan khác.
3. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Các nghiên cứu đă khẳng định, tỷ lệ mắc các bệnh mạch vành có tương quan với việc tiêu thụ đường.
Tiêu thụ quá nhiều đường làm suy yếu các mạch máu và thúc đẩy sự lắng đọng của các mảng xơ vữa động mạch. Hậu quả là mạch bị tắc và dẫn đến các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu năo .
4. Giảm nguy cơ ung thư
Nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư tăng lên ở những người ăn quá nhiều đường. Tiêu thụ ít đường và dưới mức khuyến nghị giúp chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư.
Sử dụng quá nhiều đường mặc dù không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra ung thư, nhưng nó sẽ dẫn đến các bệnh lư phát triển thành ung thư. Ăn quá nhiều đường có thể gây béo ph́ - một mối nguy hiểm tiềm ẩn của nhiều bệnh ung thư như ung thư tuyến tụy, ung thư bàng quang, ung thư dạ dày và ung thư ruột.
5. Bảo vệ gan khỏe mạnh
Giảm tiêu thụ đường cũng giúp bảo vệ gan của bạn khỏi bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Các nhà khoa học lư giải, dư thừa đường trong chế độ ăn uống có thể dẫn đến tích tụ chất béo trong gan và làm xuất hiện các tổn thương giống như viêm gan do rượu .
6. Duy tŕ cân nặng ổn định
Một lợi ích khác trong việc tiêu thụ ít đường là duy tŕ cân nặng ổn định ở mọi lứa tuổi. Đối với người cao tuổi, thừa cân và béo ph́ gây nhiều hệ lụy với sức khỏe. Bạn có thể duy tŕ cân nặng hợp lư bằng cách giảm lượng đường nạp vào cơ thể hàng ngày kết hợp với chế độ ăn uống cân bằng và tập luyện thường xuyên.
7. Giảm viêm
Mức độ đường huyết tăng đột ngột là nguyên nhân gây ra viêm nhiễm trong cơ thể. Nếu bạn bị viêm liên tục, cần tập trung vào việc chữa lành các nguyên gây ra viêm .
Ví dụ, một người mắc bệnh đái tháo đường nên cố gắng hết sức để ngăn ngừa các vết cắt và vết thương v́ chúng khó lành hơn so với người không mắc bệnh.
8. Cải thiện nhận thức
Các nghiên cứu đă chỉ ra rằng, tiêu thụ lượng đường cao hơn dẫn đến suy giảm chức năng nhận thức , giảm các protein quan trọng trong việc duy tŕ trí nhớ và phản ứng của một cá nhân với các kích thích.
Trên thực tế, trong nghiên cứu được thực hiện trên chuột, những người ăn nhiều đường dẫn đến giảm chức năng của khớp thần kinh.
VietBF @ Sưu tầm