Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM thường xuyên tiếp nhận các ca vào viện khám. Với lư do ho lâu ngày, ho ra máu. Thậm chí áp xe phổi, thủ phạm là các dị vật từ vỏ kẹo, hạt hoa quả, xương vịt, gà…
Bệnh nhân tên là L.T.C 41 tuổi, ngụ tại xă Long Điền Đông, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu vào viện v́ sốt cao. Đặc biệt, khoảng 20 ngày cách ngày vào viện, chị C. liên tục bị ho và sốt cao nên gia đ́nh đă đưa chị đến pḥng khám tư nhân ở địa phương chích thuốc hạ sốt.
Gia đ́nh đưa lên bệnh viện tỉnh cũng không t́m ra nguyên nhân nên giới thiệu lên Bệnh viện Chợ Rẫy. Bác sĩ đă t́m ra thủ phạm đó là hạt hồng xiêm từ trong phổi của người bệnh. May mắn, nếu chậm trễ có thể nguy hiểm tới tính mạng. Bệnh nhân cho biết hóc hạt này từ chục năm trước và không nghĩ rằng nó vẫn ẩn náu trong phổi của ḿnh nhiều năm như vậy.
Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Thị Vân Thanh – Phụ trách pḥng nội soi phế quản, khoa Nội soi, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết bệnh viện thường xuyên tiếp nhận các trường hợp dị vật đi vào phế quản. Điều đáng báo động người bệnh không hề biết chỉ tới khi bác sĩ gắp ra dị vật mới nhớ ra từng bị hóc dị vật.
Ví dụ, gần đây nhất một bệnh nhân nữ, 28 tuổi đang làm công nhân ở B́nh Dương. Bệnh nhân nữ này có tiền căn ho ra máu 2 năm nay. Gần đây t́nh trạng ho ra máu ngày càng tăng, bệnh nhân mới đến Bệnh viện Chợ Rẫy khám. Khi CT lồng ngực, bác sĩ thấy bệnh nhân có giăn phế quản phổi trái. Bệnh nhân được chỉ định nội soi phế quản.
BS Vân Thanh kể lại khi soi phế quản, bác sĩ phát hiện có dị vật nhiều lớp nằm ở phế quản thuỳ dưới bên trái. Khi gắp dị vật rất khó khăn v́ dị vật trơn trượt. Phải qua hai lần bác sĩ mới kéo được dị vật ra.
Lúc dị vật được gắp ra, bác sĩ kiểm tra dị vật là vỏ kẹo có xếp lớp nằm trong phế quản trái gây bít tắc phổi dưới thuỳ trái, gây viêm nhiễm kéo dài, giăn phế quản và ho ra máu.
Theo bác sĩ Vân Thanh, do vỏ kẹo bít tắc nên nó gây ra t́nh trạng hậu tắc nghẽn. T́nh trạng này dẫn tới viêm tái đi tái lại nhiều lần làm giăn phế quản của bệnh nhân. Trường hợp này không gắp được dị vật ra th́ có thể gây t́nh trạng áp xe phổi, hộc mủ và có thể hoại tử vùng phổi đó và nguy cơ tử vong cao.
BS Vân Thanh cho biết các dị vật hay gặp nhất là hạt sapôchê hay là hồng xiêm, có trường hợp bệnh nhân cắn xé vỏ túi dầu gội đầu dẫn tới dị vật vào phế quản gây t́nh trạng hội chứng đại thực bào và sau đó bệnh nhân tử vong do đại thực bào v́ dị vật ở trong phế quản quá lâu.
Những trường hợp hạt hồng xiêm gây t́nh trạng tắc nghẽn dữ dội, người bệnh có biểu hiện sớm hơn các trường hợp do vỏ kẹo, vỏ túi dầu gội đầu.
Cách đây 2 tuần, có bệnh nhân đến v́ t́nh trạng ho dai dẳng cả năm nay, test Covid-19 rất nhiều lần v́ bệnh nhân ho nhiều, Xquang phổi b́nh thường. Khi dịch giảm, bệnh nhân mới đi khám. Khi nội soi phế quản bác sĩ phát hiện trong phổi có dị vật.
Khi có dị vật kéo ra, bệnh nhân cho rằng đây là xương cổ vịt bệnh nhân đă bị sặc cách đây 1 năm. Sau đó, bênh nhân thấy có hội chứng xâm nhập nhưng không nghĩ xương chui vào phổi. Suốt gần 1 năm, bệnh nhân liên tục được chẩn đoán nghi ngờ mắc Covid-19 nên được test Covid-19 rất nhiều lần.
Để tránh dị vật vào phế quản, bác sĩ Vân Thanh cho rằng mọi người cần có các biện pháp pḥng. Khi ăn cố gắng không cười đùa, khi ăn trái cây có hạt nguy hiểm như hạt hồng xiêm th́ cẩn trọng lấy hạt trước. Hạt hồng xiêm dễ trơn trượt khi vào phổi lại khó gắp ra.
Khi sặc thức ăn, có hội chứng xâm nhập như bệnh nhân ho nhiều, sau đó có tiếng khó thở, kḥ khè th́ cần vào viện ngay để tránh dị vật gây biến chứng tại đường thở người bệnh có thể bị áp xe phổi, ho ra máu, thậm chí tử vong.