WESTMINSTER, California (NV) – Bác Sĩ Ngô Bá Định, sáng Thứ Bảy, 15 Tháng Sáu, có buổi thuyết tŕnh về phương pháp pḥng chống bệnh loăng xương tại hội trường nhật báo Việt Báo, Westminster.
Dùng một câu đố làm “ice-breaker” để tạo không khí thân mật, Bác Sĩ Định hỏi mọi người: “Cách tốt nhất để không bị găy xương là ǵ?”
“Là đừng để bị té ngă,” ông nhấn mạnh.
Không khí cả hội trường, như mong muốn, trở nên nhộn nhịp, thân thiện như một cuộc tṛ chuyện hơn là buổi thuyết tŕnh.
Loăng xương là một chứng bệnh rất phổ biến cho những ai hơn 50 tuổi và có sức tác hại rất lớn. Ông cho biết: “Tới 50% các bà từ tuổi này trở đi sẽ bị găy hay nứt xương.”
“Thống kê hằng năm cho thấy số người bị ảnh hưởng sâu rộng v́ chứng loăng xương nhiều hơn tai biến mạch máu năo, co thắt cơ tim và ung thư rất nhiều,” ông nói. “Và cũng như tai biến mạch máu năo, loăng xương không có triệu chứng rơ rệt mà chỉ âm thầm, rồi đến khi té ngă, bị găy hay dập xương th́ bác sĩ mới biết.”
Theo ông Định, người gốc Việt nói riêng và gốc Á nói chung, thường bị loăng xương v́ lư do chủng tộc. “Người ḿnh thường có vóc dáng nhỏ bé, lại thêm hay ăn uống kiêng khem nên không đủ chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi xương,” ông cảnh báo. “Phải ăn đầy đủ cá, tôm, thịt, trứng th́ mới mong có được một thân thể khỏe mạnh.”
Bác sĩ khuyên hai năm nên đi kiểm tra chỉ số T một lần để tránh loăng xương. (H́nh: Đằng-Giao/Người Việt
Nhất là những người từng sống nhiều năm trong tại tù “cải tạo,” bị suy dinh dưỡng liên tục gây ra nhiều tác hại lâu dài cho xương cốt.
“Các bác càng cao tuổi càng hay ăn chay kiểu Việt Nam và như vậy, cơ thể càng suy dinh dưỡng, rất dễ cho chứng loăng xương phát triển,” ông tiếp.
Bác sĩ nhận định, một quan niệm sai lầm được phổ biến trong cộng đồng chúng ta là uống vitamin D hay calcium sẽ chống được loăng xương.
“Điều này không chính xác. Những sinh tố này có thể pḥng ngừa loăng xương nếu được uống đều đặn lúc c̣n trẻ khi xương c̣n trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển,” ông nhấn mạnh.
Thông thường, phụ nữ bắt đầu bị loăng xương vào thời kỳ hậu măn kinh. Ông Định nói: “Để có kết quả tốt nhất, chúng ta phải điều trị ngay lập tức. V́ trong ṿng từ năm đến bảy năm sau khi măn kinh, các bà bị mất tới 20% lượng xương. Đây là con số rất lớn và xin đừng ai coi thường.”
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục đều đặn, nhất là chú trọng đến thao tác chân.
“Ngoài các bộ tấn, phương pháp chống té ngă là khiêu vũ,” ông Định khuyên. “Khiêu vũ giúp tim mạch rất nhiều mà c̣n giúp đôi chân tăng cường phản ứng nhanh lẹ.”
Y khoa hiện đại khuyên mọi phụ nữ sau khi măn kinh nên đi kiểm tra mật độ xương hai năm một lần để được chụp xương. H́nh ảnh của việc kiểm tra này tên DXA (đọc là đếchxa). Kế quả thử nghiệm cho thấy chỉ số T (T-score).
Các bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào chỉ số T này để lên kế hoạch điều trị.
Hỏi han thân mật với từng người. (H́nh: Đằng-Giao/Người Việt)
Tuy nhiên, không phải chỉ có phụ nữ măn kinh mới có nguy cơ măn kinh. Ước tinh y khoa cho thấy, hằng năm, có tới 2 triệu người đàn ông có nguy cơ bị loăng xương. Đàn ông, khi cơ thể giảm hay ngưng sản xuất nam tố “cholesterol,” sẽ có những chất hoại cốt, làm xương mỏng và gịn ra, như phụ nữ nên cũng rất dễ bị nứt hay găy, vẫn theo ông.
Ông tiếp: “Triệu chứng nhẹ nhất của chứng loăng xương ở đàn ông là bị thấp đi so với lúc trẻ.”
Nhưng y học không bó tay trước căn bệnh nguy hiểm và phổ biến này, bởi v́ đă có thuốc ngăn chận.
Bà Trương Thị Ổn, ở Huntington Beach, cười vui vẻ: “Kỳ này, hai vợ chồng tui sẽ ghi tên học nhảy đầm, vừa vui, vừa đề pḥng té ngă.”
Ông Nguyễn Văn Thông, cư dân Garden Grove, chia sẻ: “Tôi đến để nghe nói về chứng loăng xương. Bà nhà tôi, hai năm trước bị vỡ xương chậu, phải nằm măi rồi v́ không hoạt động nên đâm ra buồn chán, bỏ ăn, bỏ uống rồi đuối sức dần. Đến khi yếu quá, phải uống sữa rồi bị tiêu chảy liên tục rồi chết.”
“Trước tôi nghĩ loăng xương là bệnh đàn bà. Hôm nay mới biết rằng đàn ông cũng bị luôn,” ông tiếp.
Đằng-Giao
|
|