Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng đến 30-50% dân số. Nếu mất ngủ mạn tính cũng gây nhiều hậu quả về sức khỏe, làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc cũng như chất lượng cuộc sống. Bạn làm thế nào để cải thiện?
"Phát điên" v́ rối loạn giấc ngủ
Dịch Covid-19 phải ở nhà dài ngày khiến chị Trần Vân Anh (45 tuổi, Hà Nội) bị rối loạn giấc ngủ đă hơn 1 năm nay.
"Thời gian giăn cách, tôi làm việc ở nhà dài ngày nên thường thức khuya, dậy muộn. Sau đó, t́nh trạng thức khuya ngày một trầm trọng, tôi thường ôm điện thoại, máy tính đến hơn 2-3 giờ sáng tôi mới ngủ được, sáng th́ 8-9 giờ mới dậy.
Nhưng hơn 3 tháng nay tôi đă phải đi làm trở lại, sáng 6 giờ phải dậy, không được ngủ nướng nữa. Dù vậy, tôi cũng không thể ngủ sớm, vẫn 2-3 giờ mới ngủ. Chưa kịp chợp mắt đă phải dậy.
Điều này khiến tôi vô cùng mệt mỏi, lờ đờ cả ngày. Làm việc mất tập trung, mất lần c̣n sai sót khiến sếp trách phạt. Hơn nữa, tôi cũng cảm thấy căng thẳng, nóng tính, hay cáu gắt tim đập nhanh… Nhiều lúc bức xúc muốn phát điên", chị Vân Anh phàn nàn.
Cuối cùng chị không chị nổi phải đi khám thần kinh và được chẩn đoán rối loạn giấc ngủ nên gây ra những bất thường về sức khỏe.
Về chứng rối loạn giấc ngủ, bác sĩ Ngô Thị Huyền, Khoa Nội Hồi sức thần kinh (Bệnh viện Việt Đức) cho biết, rối loạn giấc ngủ gồm 7 loại chính: mất ngủ, rối loạn nhịp thở liên quan đến giấc ngủ, buồn ngủ ngày do nguyên nhân trung ương, rối loạn nhịp thức ngủ sinh học, bệnh mất ngủ giả, rối loạn vận động liên quan đến giấc ngủ, các rối loạn giấc ngủ khác.
Bác sĩ Huyền chia sẻ, theo các tài liệu y học, mất ngủ được định nghĩa là sự khó vào giấc hoặc khó duy tŕ giấc ngủ gây ra ảnh hưởng đến cuộc sống ban ngày mà không do yếu tố môi trường hay thiếu điều kiện để ngủ đầy đủ.
Mất ngủ được xác định là mạn tính khi kéo dài tối thiểu ba tháng với tần số ít nhất ba lần mỗi tuần. Khi lâm sàng đủ tiêu chuẩn về triệu chứng nhưng kéo dài ngắn hơn ba tháng th́ được coi là mất ngủ ngắn hạn.
Rối loạn giấc ngủ làm suy sụp sức khỏe, tăng tai nạn lao động
Theo bác sĩ Huyền, mất ngủ ngắn hạn ảnh hưởng đến 30-50% dân số. Tỷ lệ mất ngủ mạn tính ở các nước công nghiệp ước chừng tối thiểu là 5-10%.
Trong quần thể những người bị bệnh lư hoặc bệnh tâm thần, cũng như ở nhóm lớn tuổi, tỷ lệ này cao hơn một cách có ư nghĩa. Mất ngủ mạn tính gây nhiều hậu quả về chức năng, sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.
"Nghiên cứu dịch tễ học thấy giảm chức năng đáng kể ở người bị mất ngủ mạn tính. Tỷ lệ nghỉ làm, tai nạn lao động cũng như tai nạn giao thông tăng lên đáng kể. Nhiều nghiên cứu cho thấy mất ngủ kéo dài là yếu tố nguy cơ quan trọng của rối loạn tâm thần đặc biệt là rối loạn cảm xúc.
Nó c̣n làm tăng nguy cơ trầm cảm và nghiện rượu tái diễn cũng như ảnh hưởng đến các bệnh nhân có đau mạn tính", bác sĩ Huyền chia sẻ.
Ngoài ra, các nghiên cứu gần đây chỉ ra mất ngủ mạn tính đi kèm với tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Cụ thể, mất ngủ với thời gian ngủ ngắn là yếu tố nguy cơ của* tăng huyết áp. Mất ngủ mạn tính cũng đặt gánh nặng lớn về kinh tế.
Các chi phí bao gồm dịch vụ khám y tế cơ quan và y tế cấp cứu, chi phí thuốc. Ngoài ra, chi phí gián tiếp như nghỉ làm, giảm hiệu suất làm, tai nạn liên quan mất ngủ cũng gây gánh nặng đáng kể.
Các giải pháp đề pḥng rối loạn giấc ngủ
Theo bác sĩ Huyền, để đề pḥng rối loạn giấc ngủ, giúp ngủ ngon, mọi người nên:*
- Duy tŕ tập thể dục 3-4 lần mỗi tuần (không tập sát giờ đi ngủ);*
- Hạn chế dùng rượu, cà phê và nicotine.
- Tạo môi trường ngủ phù hợp; giường ngủ tối, tránh nhiệt độ quá cao và tiếng ồn lớn, đặt đồng hồ trong pḥng ngủ tránh khỏi tầm nh́n.
- Tránh uống nhiều đồ uống vào buổi tối để tránh đi vệ sinh vào ban đêm.
- Ăn một bữa nhẹ trước khi đi ngủ, không ăn nhiều.
Sử dụng các kỹ thuật thư giăn và kiểm soát lo âu trước giờ ngủ.
VietBF©sưu tập