Dù giá rất mắc nhưng quán bún mắc nhất Sài Thành vẫn đắt khách. Bà chủ c̣n mua 2 căn mặt tiền để đón khách với không gian rộng răi. Với giá 75.000 - 85.000 đồng/tô, thậm chí có bán phần 120.000 đồng, quán ăn của bà Ngô Thị Bích Liễu (53 tuổi) được nhiều khách hàng nói vui là quán bún mắm ‘đắt nhất’ Q.B́nh Thạnh. Nhờ cơ ngơi này bà chủ mua luôn 2 căn nhà mặt tiền ở TP.HCM, đặc biệt quán c̣n được con trai là kỹ sư của bà kế thừa.
Nước lèo nấu không kịp, bán liền tay
Tầm 15 giờ, chúng tôi ghé quán bún mắm 444 của bà Liễu tại số 375 đường Lê Quang Định (P.5, Q.B́nh Thạnh) v́ được biết đây chưa phải giờ cao điểm quán đón khách. Dù vậy lúc này, trong quán cũng có hơn chục lượt người đang ngồi ăn. Trong không gian rộng răi hơn 300 m2 sạch sẽ với hàng chục cái bàn được xếp ngay ngắn, mùi thơm của bún mắm toả khắp quán.
Quán bún mắm 444 đă trở thành địa chỉ ăn uống quen thuộc của nhiều người ở Q.B́nh Thạnh

Quán chủ yếu do các thành viên trong gia đ́nh bà Liễu làm việc, có thêm 6 nhân viên
CAO AN BIÊN
Giao lại việc cho con trai và con dâu cùng 6 nhân viên, bà Liễu tranh thủ ngồi tâm sự với chúng tôi. “Sao quán ḿnh ở 375 mà tên quán là 444 vậy cô? Chắc là con số may mắn hen?”, chúng tôi mở đầu câu chuyện. Bà chủ vừa lấy khăn thấm mồ hôi vừa cười nói là do hồi xưa quán ở địa chỉ 444, nay chuyển qua địa chỉ mới cũng nhiều năm rồi.
Thực ra thời c̣n con gái bà có gần mười mấy năm bán phở, bún ḅ bên đường Lam Sơn, tối tối lại bán chè ở Vạn Kiếp (Q.B́nh Thạnh). Lúc đó, gia đ́nh chưa có điều kiện nên bà chỉ bán dạo chứ không có cửa hàng khang trang như bây giờ. Sau khi lấy chồng, bà sinh được con trai đầu ḷng. 6 tháng sau, người phụ nữ quyết định bán bún mắm để cùng chồng mưu sinh, nuôi con.
“Tại sao lại là bún mắm mà không phải là món khác cô ha?”, PV hỏi. Bà chủ chỉ ra con đường Lê Quang Định phía trước rồi nói: “Lúc đó ở đường này, khu này có không biết bao nhiêu là quán bún ḅ, quán phở, quán chè, bán mấy món đó sao cạnh tranh lại họ. Bún mắm th́ ít người bán hơn”. Vậy là từ đó bà dọn hàng ra một con hẻm trên đường này để bán dạo.
Quán do bà chủ gầy dựng 26 năm, từ gánh bún vỉa hè
Mỗi phần bún có giá 75.000 - 85.000 đồng
Ban đầu một tô bún mắm bà Liễu bán chừng 5.000 đồng. Nhờ tài nấu ăn cũng như có duyên buôn bán, ngày nào bà chủ cũng bán sạch sành sanh, khách hàng th́ ngày càng đông. Dần dần, bà đủ điều kiện để thuê mặt bằng buôn bán. Hơn 10 sau, bà mua luôn 2 căn nhà mặt tiền trên đường Lê Quang Định hơn 20 tỷ đồng, cải tạo thành quán bún mắm khang trang, rộng răi như bây giờ.
“Nhờ bán bún mắm cũng như vay ngân hàng mà tôi mới đủ điều kiện để mua nhà, nuôi con khôn lớn thành tài. Kể từ đó, tôi ổn định buôn bán, có một lượng khách nhất định. Có người là mối ruột của tôi từ hồi tôi bán dạo tới giờ mà”, bà chủ tiếp lời.
Giá “chát”, sao khách vẫn mê?
Sau 26 năm buôn bán, hiện tô bún mắm ở quán bà Liễu có giá từ 75.000 - 85.000 đồng, bà cũng bán phần 100.000 - 120.000 đồng nếu khách có nhu cầu. Giá này bà đă giữ suốt 3 năm qua. Khách ra vô nườm nượp, cả chục, rồi trăm tô bún mắm cứ thế ra bàn mà nhiều đến nỗi bà chủ cũng không đếm xuể.
Bà cho biết những nguyên liệu được sử dụng đều là nguyên liệu tươi ngon nhất
Một phần bún có giá 75.000 đồng gồm heo quay, cá, chả cua, mực, tôm...
Tô bún đặc biệt giá 85.000 đồng
“Nói thiệt là quán tôi bán đắt hơn so với mặt bằng chung, có thể là đắt nhất Q.B́nh Thạnh quá. Nhưng tiền nào của nấy mà, tô bún của tôi là tô bún chất lượng nhất. Nếu đắt mà dở th́ có lẽ quán đă không tồn tại được đến bây giờ”, bà chủ nói về mức giá.
Theo bà Liễu, bí quyết lớn nhất để khách khi ăn tô bún xong mà không chê giá đắt chính là đồng tiền đi đôi với chất lượng. Mọi nguyên liệu mà bà lựa chọn mua và đưa vào tô bún như tôm, mực, heo quay, cá, chả cua, rau sống… đều là những nguyên liệu “tuyển” tươi ngon nhất, chất lượng nhất. Thêm vào đó là công thức nấu nước dùng đặc biệt do chính bà hoàn thiện sau mấy mươi năm làm nghề.
“Chín người mười ư, có người khen cũng sẽ có người chê. Nhưng tôi luôn lắng nghe ư kiến khách và thay đổi cho phù hợp. Tô bún mang ra cho khách chính là tô bún mà tôi tâm huyết nhất”, bà chủ nói.

15 giờ 30 phút, chị Đan Vy (28 tuổi) cùng người yêu là anh Văn Diễn (31 tuổi) ghé quán bún của bà Liễu để ăn và gọi 2 tô đặc biệt. Biết đến quán qua một người bạn giới thiệu, anh chị ghé đây ăn lần thứ 2.
Ngay lần đầu ăn thử, chị Vy đă ấn tượng với hương vị nước dùng cũng như độ tươi ngon của nguyên liệu. Chính điều đó đă khiến anh chị quyết định gắn bó với quán này lâu dài. “Tôi ăn nhiều quán bún mắm nhưng có lẽ đây là quán ăn đắt nhất tôi từng ăn ở Sài G̣n. Nhưng đáng đồng tiền bát gạo nha!”. Ăn xong, chị không quên mua thêm một phần bún mang về cho mẹ.
Phụ mẹ bán hàng, anh Trương Quốc Cường (26 tuổi, con trai bà Liễu) tâm sự lúc c̣n nhỏ, anh chưa từng nghĩ sẽ kế thừa quán ăn của mẹ. Từ năm nhất đại học, chàng sinh viên trẻ đă biết ra quán phụ mẹ và dần dà cũng có t́nh yêu đối với quán ăn này.
Tốt nghiệp đại học Bách Khoa TP.HCM, anh Cường trở thành kỹ sư trẻ, được nhiều công ty mời về làm việc. Tuy nhiên anh đă đưa ra một quyết định táo bạo là nối nghiệp mẹ bán bún mắm khiến bà hết sức bất ngờ.
“Tôi nghĩ lựa chọn này là hợp lư nhất với tôi thời điểm này. Làm ở đây, tôi được gắn bó với mẹ, với vợ, được gặp gỡ khách. Có khách dễ thương lắm, đặt 1 phần bún mắm từ đây xuống tận Hóc Môn. Đôi khi chính những điều nhỏ nhỏ như vậy cũng khiến ḿnh yêu công việc này”, anh cười kể.

Nhiều khách mê món bún mắm của bà Liễu
CAO AN BIÊN
Thời gian tới, bà Liễu cho biết vẫn sẽ tiếp tục duy tŕ quán bún mắm của ḿnh. Đến khi nào không c̣n sức để làm, người mẹ yên tâm giao lại cơ ngơi hơn nửa đời người gầy dựng cho con trai. Bà tin rằng, con sẽ làm tốt công việc của ḿnh, và sẽ tiếp nối cùng bà mang những tô bún tâm huyết nhất đến với thực khách.