Có nằm mơ mỹ nhân này cũng không thể ngờ rằng dù đă sinh tới 12 người con cho hoàng đế nhưng vẫn bị người này nhẫn tâm ép phải chết.
Trong thời xưa, được trở thành nữ nhân của hoàng đế là niềm mơ ước của biết người con gái chốn nhân gian. Thế nhưng có một sự thực tàn khốc là ở cùng với hoàng đế nhưng không phải ai cũng được hưởng kết cục tốt đẹp. Mệnh lệnh mà hoàng đế đă ban ra là rất khó có thể thay đổi. Bởi quyền lực của hoàng đế được coi là tối cao.
Nhưng nếu là hoàng hậu th́ sao? Liệu mỹ nhân thuộc hàng mẫu nghi thiên hạ, đứng đầu hậu cung có phải hứng chịu bi kịch? Trên thực tế, trong lịch sử có một vị hoàng hậu phải chịu kết cục vô cùng bi thương. Dù bà lớn lên cùng với hoàng đế, ban đầu vô cùng được sủng ái, sinh tới 12 người con nhưng cuối cùng vẫn bị ban cho cái chết.
Mỹ nhân này chính là Ất Phất thị, chính là vị hoàng hậu đầu tiên của Tây Văn Nguỵ Đế (tên huư là Nguyên Bảo Cự), một vị hoàng đế của triều Tây Nguỵ.
Tổ tiên của Ất Phất thị là thủ lĩnh của tộc Thổ Dục Hồn, sau là chư hầu của Bắc Nguỵ. Trong triều Bắc Nguỵ, gia tộc Ất Phất rất được hoàng đế lúc bấy giờ coi trọng. Do đó, nhiều mỹ nhân trong gia tộc này đều được gả cho các hoàng thân trong triều Bắc Nguỵ.
Cha của bà là Ất Phất Viện, một tiết độ sứ, c̣n mẹ bà chính là Hoài Dương công chúa, con gái của Bắc Nguỵ Hiếu Văn Đế.
Ất Phất thị từ nhỏ đă rất lanh lợi, xinh đẹp. Đến năm 525, khi mới 15 tuổi, Ất Phất thị đă kết hôn với Nguyên Bảo Cự (khi đó đang là tướng lĩnh dưới triều Bắc Nguỵ Hiếu Minh Đế) nhờ sự mai mối của gia tộc hai bên.
Tuy nhiên, sau khi kết hôn, t́nh cảm giữa Ất Phất thị và Nguyên Bảo Cự rất tốt đẹp. Cả hai sống với nhau rất hoà thuận.
Đến năm 535, sau khi Bắc Nguỵ bị phân thành Đông Nguỵ và Tây Nguỵ, Nguyên Bảo Cử được tướng Vũ Văn Thái đưa lên trở thành hoàng đế của Tây Nguỵ. Sử gọi là Tây Nguỵ Văn Đế.
Sau khi lên ngôi hoàng đế, Tây Nguỵ Văn Đế đă phong cho Ất Phất thị làm hoàng hậu. Sử sách ghi lại rằng, Ất Phất Hoàng hậu có dung mạo xinh đẹp, nhưng sống giản dị. Bà không dùng những trang phục hay trang sức xa hoa, đồng thời c̣n không bao giờ đố kỵ với các phi tần trong hậu cung, luôn đối xử thân thiện với mọi người xung quanh. Có lẽ chính v́ vậy mà Tây Nguỵ Văn Đế luôn yêu quư Ất Phất Hoàng hậu.
Trong 15 năm, Ất Phất Hoàng hậu vô cùng được sủng ái. Bà đă sinh tới 12 người con cho Tây Nguỵ Văn Đế. Tuy nhiên, chỉ có 2 người con là thái tử Nguyên Khâm và Vũ Đô vương Nguyên Mậu c̣n sống đến tuổi trưởng thành.
Bi kịch của mỹ nhân từng làm hoàng hậu
Đến năm 538, Nhu Nhiên, một liên minh các bộ lạc du mục trên biên giới phía Bắc, đă tấn công biên giới của Tây Nguỵ. Để ngăn cản chiến tranh và làm giảm bớt t́nh trạng căng thẳng giữa hai bên, Vũ Văn Thái bấy giờ là Thương trụ nhà Tây Nguỵ đă yêu cầu Tây Nguỵ Văn Đế hạ chỉ phế bỏ Ất Phất Hoàng hậu và sau đó lấy công chúa của Nhu Nhiên là Uất Cử Lư A Na Côi.
Trước yêu cầu này, Văn Đế đă đồng ư phế bỏ Ất Phất Hoàng hậu, sau đó bà đă xuất gia làm ni cô. C̣n Uất Cử Lư A Na Côi th́ được làm hoàng hậu. Cuộc hôn nhân chính trị này đương nhiên là đă đem đến hoà b́nh cho Tây Nguỵ trong một thời gian.
Sau khi Ất Phất Hoàng hậu bị phế truất và xuất gia thành ni cô, nhưng Tây Nguỵ Văn Đế vẫn thương nhớ đến bà. Thậm chí, vị hoàng đế này thậm chí c̣n ngầm nhắn Ất Phất Hoàng hậu rằng đừng cạo tóc như những ni cô cô khác, bởi hy vọng một ngày nào đó sẽ có thể đón bà hồi cung. Điều này khiến Uất Cử Lư Hoàng hậu nổi cơn ghen, không hài ḷng về sự hiện diện của phế hậu ở trong kinh thành.
Thế nhưng đúng lúc này, Nhu Nhiên cũng tiến hành một cuộc tấn công lớn nhắm vào Tây Nguỵ. Không ít bá quan trong triều nghĩ rằng cuộc tấn công lần này là nhân danh Uất Cửu Lư Hoàng hậu. Do đó, Tây Nguỵ Văn Đế buộc phải hạ lệnh ban chết cho Ất Phất Hoàng hậu.
Bà không hề oán trách Tây Nguỵ Văn Đế, người mà bà cả đời yêu thương, thay vào đó chọn cách tự vẫn v́ hoàng đế.
Ất Phất Hoàng hậu qua đời vào năm 540 khi c̣n rất trẻ (30 tuổi). Chẳng bao lâu sau, Uất Cửu Lư Hoàng hậu cũng qua đời trong lúc sinh con.
Năm 551, Tây Nguỵ Văn Đế qua đời. Sau đó, Ất Phất Hoàng hậu cũng được cải táng chôn cùng ông. Con trai của bà là Nguyên Khâm lên ngôi hoàng đế, tức Tây Nguỵ Phế Đế.
VietBF©sưu tập