Chuyên gia nhấn mạnh những triệu chứng hậu COVID-19 cần lưu ư. Trang medicalxpress.com cho biết, các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng kể cả những người mắc COVID-19 nhẹ vẫn có nguy cơ gặp phải các vấn đề về tim mạch và năo một năm sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2.
Theo Tiến sĩ José Biller, Giám đốc Khoa thần kinh COVID-19 thuộc Hệ thống chăm sóc sức khỏe Loyola Medicine tại Maywood, Illinois (Mỹ), các hệ lụy lâu dài bao gồm hàng loạt triệu chứng liên quan phổi, tim, hệ thần kinh, hay các vấn đề về sức khỏe tâm thần và hành vi. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính có khoảng 10-20% người mắc COVID-19 gặp các vấn đề sức khỏe trong trung hạn hoặc dài hạn do căn bệnh này.
Tiến sĩ Siddharth Singh, Giám đốc Khoa tim mạch hậu COVID-19 tại Viện Tim mạch Smidt ở Los Angeles, nhận định tỷ lệ trên tưởng chừng nhỏ, nhưng COVID-19 đă ảnh hưởng tới hàng trăm triệu người. Chỉ riêng tại Mỹ, khoảng 80 triệu người đă nhiễm virus SARS-CoV-2 kể từ khi đại dịch bùng phát vào đầu năm 2020.
Hiện có nhiều câu hỏi hơn là đáp án liên quan đến COVID-19, như nhóm người nào có nguy cơ cao nhất bị các vấn đề hậu COVID-19 và các vấn đề này sẽ kéo dài bao lâu. Tuy nhiên, các chuyên gia nhất trí cho rằng những người mắc COVID-19 cần nắm được những nguy cơ sau:
Bệnh tim mạch và đột quỵ
Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Medicine vào tháng 2 vừa qua kết luận rằng nguy cơ gặp các vấn đề tim mạch khoảng một năm sau khi mắc COVID-19 là rất lớn. Các vấn đề tim mạch bao gồm nhịp tim bất thường, suy tim, nhồi máu cơ tim...
Nghiên cứu có sự tham gia của 153.760 cựu binh Mỹ, đa số là nam giới và là người da trắng, đă có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 trong giai đoạn từ ngày 1/3/2020 đến ngày 15/1/2021 và khỏi bệnh ít nhất sau 30 ngày. Những người này được so sánh với nhóm hơn 5,6 triệu cựu binh không mắc COVID-19. Các nhà nghiên cứu đă điều chỉnh các yếu tố bệnh nền và phát hiện rằng sau một năm, những người mắc COVID-19 có nguy cơ gặp vấn đề tim mạch lên tới 63%. Nguy cơ này thậm chí tăng lên ở những người không mắc COVID-19 nghiêm trọng.
Xu hướng trên trùng khớp với những ǵ mà Tiến sĩ Singh ghi nhận tại cơ sở khám hậu COVID-19, vốn bắt đầu điều trị bệnh nhân vào tháng 12/2020. Trong số này có nhiều bệnh nhân gặp phải các triệu chứng trong thời gian dài, dù họ từng mắc COVID-19 nhẹ và điều trị tại nhà. Bác sĩ cũng điều trị cho nhiều người bị Hội chứng nhịp tim nhanh tư thế đứng (POTS). Hội chứng này khiến người bệnh bị choáng, ngất hoặc tim đập nhanh khi đứng lên, hoặc ngồi xuống đột ngột. Nghiên cứu cũng cho thấy nguy cơ bị đột quỵ một năm sau khi khỏi COVID-19 lên tới 52%.
Sức khỏe tâm thần
Một nghiên cứu đăng trên tạp chí BMJ vào tháng 2 cũng tiến hành phân tích các cựu binh Mỹ, nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu trên, và phát hiện ra so với những người khỏe mạnh, nhóm này đối mặt với nguy cơ bị rối loại tâm thần tăng 35% sau một năm khỏi COVID-19. Nguy cơ bị trầm cảm trong nhóm này cũng cao hơn.
Khi các nhà nghiên cứu so sánh những người mắc COVID-19 với những người bị cúm, những người mắc COVID-19 có nguy cơ bị rối loạn sức khỏe tâm thần cao hơn. Theo chuyên gia, sức khỏe tâm thần gắn liền với sức khỏe tim mạch. Nếu một người lo lắng hoặc trầm cảm, họ sẽ không vận động nhiều, không để ư chế độ ăn uống, huyết áp hay những yếu tố khác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe tim mạch.
Nhiều người khỏi COVID-19 vẫn trải qua cảm giác buồn phiền, rối loạn căng thẳng sau sang chấn, dẫn đến suy giảm sức khỏe tâm thần.
Mệt mỏi
Mệt mỏi là triệu chứng hậu COVID-19 phổ biến nhất trong một số nghiên cứu đăng trên tạp chí Scientific Reports vào tháng 8/2021.
Dù những hệ lụy lâu dài của COVID-19 là có thực, song chuyên gia cho rằng mọi người không nên quá lo lắng. Thay vào đó, họ nên chăm sóc bản thân tốt hơn, chú ư đến sức khỏe tim mạch, không nên bỏ qua triệu chứng đau ngực, hụt hơi, tim đập nhanh. Sau khi mắc COVID-19, người bệnh thường mất 2-6 tuần để phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, họ nên đi kiểm tra nếu các triệu chứng kéo dài lâu hơn.
Nghiên cứu chỉ ra rằng sau khi mắc COVID-19, người bệnh thường đối mặt với rối loại giấc ngủ, t́nh trạng này có liên quan mật thiết đến các vấn đề tim mạch. Do đó, nếu gặp vấn đề về giấc ngủ, người bệnh nên đi gặp bác sĩ.
Trong khi các nghiên cứu tiếp tục phát hiện những bí ẩn liên quan đến COVID-19, mọi người cần thường xuyên cập nhật thông tin. Bên cạnh đó, việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 sẽ giảm thiểu nguy cơ nhiễm virus và bệnh trở nặng. Các nhà khoa học khẳng định pḥng ngừa bệnh vẫn là yếu tố quan trọng nhất.
VietBF@sưu tập.
|