Quân đội Nga đang tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine mà không hề có một tổng chỉ huy chiến trường ngoài thực địa để điều hành các hoạt động tác chiến.
Đó là thông tin được tờ New York Times công bố trong bài viết đăng tải ngày 31/3 dựa trên kết quả nghiên cứu của các quan chức Mỹ sau 5 tuần Nga phát động “chiến dịch quân sự đặt biệt” ở Ukraine.
AI ĐANG THỰC SỰ CHỈ HUY CHIẾN DỊCH QUÂN SỰ CỦA NGA Ở UKRAINE?
Phương pháp chỉ huy tập trung hóa có thể là lư do giải thích cho câu hỏi tại sao Quân đội Nga đă phải chịu nhiều thiệt hại và đối diện với không ít thách thức trước sự kháng cự quyết liệt hơn so với dự tính ban đầu từ các lực lượng Ukraine.
Việc thiếu một chỉ huy quân sự thống nhất có nghĩa là các đơn vị không quân, hải quân và lục quân của Nga đă không có sự hiệp đồng.
Một số quan chức cấp cao của Mỹ và các nhà phân tích độc lập cho rằng các trận đánh rời rạc trên chiến trường của Quân đội Nga lại càng bị ảnh hưởng bởi khâu chuẩn bị hậu cần kém cỏi và tinh thần chiến đấu giảm sút của binh lính.
Theo New York Times, đó cũng là nguyên nhân dẫn tới các chết của ít nhất 7 tướng lĩnh cao cấp Quân đội Nga. Họ đă buộc phải xông pha ra tận tiền tuyến để trực tiếp giải quyết những vấn đề chiến thuật mà nếu ở các quân đội phương Tây th́ đó chỉ là công việc của các sĩ quan cấp thấp hơn hoặc lính chuyên nghiệp.
Một quan chức cấp cao Mỹ cho biết, các lănh đạo NATO và cộng đồng t́nh báo Mỹ đă cố chờ đợi nhiều tuần để thấy được sự xuất hiện của tư lệnh chiến trường Nga. Tuy nhiên, một gương mặt như vậy cho đến thời điểm hiện tại vẫn “bặt vô âm tín”.
Sự khó hiểu này khiến các quan chức phương Tây đi tới kết luận: Những người ra quyết định cho cuộc chiến của Nga ở Ukraine có thể đang ở rất xa chiến tuyến. Đó có thể là Bộ trưởng Quốc pḥng Sergei Shoigu; Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov hay thậm chí là cả Tổng thống Vladimir V. Putin.
Theo các quan chức quân sự Mỹ, để điều hành một chiến dịch quân sự ở cách xa cả 500 dặm (800 km) là công việc không hề dễ dàng, nếu không muốn nói là vô cùng khó khăn.
Chỉ xét riêng trên góc độ khoảng cách, hoạt động kết nối giữa các binh lính đang chiến đấu ngoài chiến trường và các kế hoạch được xây dựng ở Moscow cũng đă bị gián đoạn.
Thay v́ thiết lập một tiến tŕnh xuyên suốt, Nga đă xây dựng một cỗ máy quân sự không thể nào thích ứng được với đà kháng cự và phản công nhanh chóng của Ukraine.
Một quan chức cấp cao thứ hai của Mỹ nói rằng các binh sĩ Nga là những người đă được quán triệt không được thực hiện một động thái nào nếu không có chỉ thị rơ ràng từ cấp trên. Trong khi đó, Tổng thống Putin, Bộ trưởng Quốc pḥng Shoigu và tướng Gerasimov vẫn c̣n đang mải bàn thảo các kế hoạch chiến lược ở Moscow.
SỰ NGẠC NHIÊN CỦA CÁC TƯỚNG MỸ
Cách tiếp cận từ trên xuống này có nghĩa là: Điện Kremlin sẽ truyền các chỉ dẫn cho giới tướng lĩnh trên thực địa, sau đó họ chỉ thị tới binh lính trên chiến trường - những người được yêu cầu luôn phải tuân theo mệnh lệnh bất kể t́nh huống trên thực địa có như thế nào.
“Nó cho thấy rơ những sai lầm mà họ đang mắc phải”, tướng nghỉ hưu Wesley K. Clark, người từng giữ chức Tư lệnh tối cao lực lượng đồng minh của NATO tại châu Âu trong cuộc chiến tranh Kosovo, b́nh luận.
Tướng David H. Petraeus, người từng chỉ huy Bộ Tư lệnh Trung tâm Quân đội Mỹ và cũng là chỉ huy hàng đầu ở Iraq và Afghanistan cho biết: “Tôi chưa hề nh́n thấy cách tổ chức nhất quán mà người ta có thể mong đợi sau nhiều tháng họ tập trận và có lẽ là thời gian lập kế hoạch thậm chí c̣n lâu hơn trước khi chiến tranh nổ ra”.
Trong cơ cấu chỉ huy chiến tranh của Mỹ, một tư lệnh chiến trường 4 sao sẽ điều phối và đồng bộ hóa tất cả các lực lượng trên không, trên bộ và trên biển trực thuộc, cũng như các hoạt động đặc biệt và tác chiến mạng. Một chiến dịch sẽ luôn có mục tiêu chính với các hoạt động hỗ trợ xoay quanh.
Theo các nhà phân tích Mỹ được New York Times trích dẫn, Quân đội Nga đă huy động tới hơn một nửa trong tổng số lực lượng chiến đấu chuẩn bị cho cuộc chiến ở Ukraine, gồm cả các đơn vị tinh nhuệ nhất.
Moscow được cho là hiện đang khai thác thêm quân tiếp viện từ bên ngoài nước Nga, trong đó có Gruzia, cũng như dồn lực lượng lính đánh thuê từ Wagner Group, một công ty quân sự tư nhân, tới miền Đông Ukraine.
“Dường như họ không có khái niệm nhất quán về lượng lực lượng cần thiết để đánh bại quân chính quy và các đơn vị pḥng vệ lănh thổ Ukraine ở địa h́nh đô thị”, Jeffrey J. Schloesser, tướng Lục quân đă nghỉ hưu từng chỉ huy lực lượng Mỹ ở miền Đông Afghanistan cho biết.
“Để làm được việc đó sẽ phải cần tới hàng trăm ngh́n quân Nga hoặc từ các nước đồng minh của Moscow”.
VietBF @ Sưu tầm