Tác động từ các biện pháp phong tỏa tại Trung Quốc được thể hiện trong dữ liệu mới của ngành sản xuất và dịch vụ. Giới quan sát cảnh báo t́nh h́nh c̣n có thể tồi tệ hơn nữa.
Theo Bloomberg, các biện pháp phong tỏa theo chiến lược Zero-Covid của Trung Quốc đang khiến nền kinh tế thứ hai thế giới chao đảo và có nguy cơ làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
Chỉ số Quản lư Thu mua (PMI) trong tháng 3 chỉ ra hoạt động của các nhà máy tại trung tâm công nghệ - thương mại Thâm Quyến và thành phố ôtô Trường Xuân đă bị cắt giảm.
Lĩnh vực dịch vụ cũng bị ảnh hưởng nặng nề khi các nhà hàng và cửa hàng bán lẻ đóng cửa v́ những hạn chế mới.
Sản xuất đ́nh trệ
Nỗi lo ngại về rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng đang gia tăng khi Thượng Hải - thành phố có cảng container lớn nhất thế giới - ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 mới ngày càng gia tăng.
Các biện pháp phong tỏa thành phố 26 triệu dân đang khiến công suất của cảng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Gă khổng lồ vận tải AP Moller-Maersk cũng đă đóng cửa một số cơ sở tại Thượng Hải.
Hôm 28/3, Thượng Hải cho biết sẽ phong tỏa thành phố 26 triệu dân theo 2 giai đoạn khi số ca nhiễm Covid-19 mới tăng cao. Theo chính quyền thành phố, việc phong tỏa và xét nghiệm diễn ra trong ṿng 9 ngày.
Theo đó, khoảng 11 triệu dân tại các quận ở phía đông và một số quận phía tây sông Hoàng Phố sẽ bị phong tỏa từ ngày 28/3 đến 1/4. Các quận c̣n lại với khoảng 14 triệu dân phong tỏa từ ngày 1 đến 5/4.
Trên mạng xă hội WeChat, chính quyền Thượng Hải cho biết giao thông công cộng, bao gồm cả các dịch vụ gọi xe công nghệ, tại những khu vực này sẽ bị ngừng trong quá tŕnh phong tỏa.
Phương tiện giao thông cũng không được lưu thông trên đường nếu không được cho phép. Thêm vào đó, tất cả công ty và nhà máy phải dừng sản xuất hoặc chuyển sang làm việc từ xa, trừ những công ty cung cấp dịch vụ công hoặc thực phẩm.
"Quyết tâm theo đuổi chiến lược Zero-Covid (đưa số ca nhiễm mới về 0) của Trung Quốc sẽ giáng đ̣n mạnh vào kinh tế Trung Quốc và thế giới", các chuyên gia tại Nomura Holdings Inc. cảnh báo.
Nomura nhận định tới nay, thị trường vẫn đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của t́nh h́nh tại Trung Quốc. "Bởi rất khó h́nh dung và hiểu rơ", các chuyên gia, đứng đầu là ông Ting Lu, nhấn mạnh.
Cú đ̣n mạnh
Hôm 29/3, Thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường cho biết Trung Quốc sẽ kiên định với mục tiêu tăng trưởng cả năm 5,5% bất chấp những thách thức và rủi ro mới.
Giới quan sát cảnh báo t́nh h́nh có thể trở nên nghiêm trọng hơn trong tháng 4. Tăng trưởng quư II/2022 có khả năng lao dốc bởi những bất ổn liên quan đến các lệnh phong tỏa tại đất nước 1,4 tỷ dân.
Theo tính toán của Goldman Sachs, các khu vực bị ảnh hưởng chiếm tới 30% GDP của Trung Quốc. Natixis SA ước tính tốc độ tăng trưởng trong quư I đă giảm 1,8 điểm phần trăm do những biện pháp nghiêm ngặt nhằm chống dịch.
"Thượng Hải bắt đầu bị phong tỏa vào cuối tháng 3. Do đó, các hoạt động kinh tế có thể giảm tốc trong tháng 4", ông Zhang Zhiwei - nhà kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management Ltd. - cảnh báo.
Những thách thức đối với nền kinh tế đang ngày càng gia tăng, trong khi giới chức Trung Quốc vẫn giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng cả năm. Do đó, chúng tôi cho rằng việc tăng cường hỗ trợ chính sách là rất cấp thiết
Các nhà kinh tế của Goldman Sachs
"Những thách thức đối với nền kinh tế đang ngày càng gia tăng, trong khi giới chức Trung Quốc vẫn giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng cả năm. Do đó, chúng tôi cho rằng việc tăng cường hỗ trợ chính sách là rất cấp thiết", các nhà kinh tế của Goldman Sachs nhận định.
Trong một tuyên bố hôm 29/3, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tuyên bố sẽ tăng cường hỗ trợ cho nền kinh tế.
Việc các hoạt động sản xuất bị ngưng trệ trong tháng 3 là chưa từng có. Bởi chỉ số này thường tăng so với tháng 2, khi mọi người trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Tại Thâm Quyến, các công ty như nhà cung cấp Hon Hai Precision Industry của Apple Inc. (hay c̣n được gọi là Foxconn) đă phải đóng cửa trong pḥng một tuần.
Ở Trường Xuân - trung tâm công nghiệp chiếm khoảng 11% tổng sản lượng ôtô hàng năm của Trung Quốc vào năm 2020, các nhà sản xuất như Toyota Motor Corp. cũng buộc phải đóng cửa.
Một số doanh nghiệp vẫn có thể duy tŕ hoạt động bằng cách bố trí cho người lao động ăn ở tại nhà máy và xét nghiệm thường xuyên. Nhưng theo cuộc khảo sát PMI, các công ty vừa và nhỏ vẫn chịu tác động lớn.
"Thiệt hại đối với tiêu dùng có thể c̣n mạnh mẽ và lâu dài hơn sản xuất. Người tiêu dùng đang trở nên thận trọng hơn trong bối cảnh làn sóng Covid-19 mới", chuyên gia Julian Evans-Pritchard tại Capital Economics Ltd. cảnh báo.
|