Kim cương là một trong những dạng tinh thể đắt giá nhất trên hành tinh của chúng ta, và mới đây các nhà khoa học đă có thể tạo ra được hiện tượng mưa kim cương - Diamond Rain ngay trong pḥng thí nghiệm.
Công ty khởi nghiệp Mỹ hút CO2 từ không trung để chế kim cương
Cảnh tượng những viên kim cương từ trên trời rơi xuống không hề xảy ra trên hành tinh của chúng ta, tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng nó là một hiện tượng hoàn toàn có thật. Chúng thực sự xảy ra trên bề mặt của các khí khổng lồ chẳng hạn như Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương. Mới đây, họ đă tái tạo lại các điều kiện quan trọng để có thể h́nh thành hiện tượng "Diamond Rain" ngay trong pḥng th́ nghiệm và thu được cấu trúc nguyên tử của kim cương.
Theo The Guardian, hiện tượng này xảy ra trên hai hành tinh nói trên v́ chúng chứa nhiều khí như hydro và heli, đồng thời những hành tinh này cũng có đại dương khổng lồ chứa nước, amoniac và hydrocacbon.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nhiệt độ và áp suất cao sâu bên trong các hành tinh này tác động lên các hydrocacbon trong đại dương để tạo ra kim cương rơi bên trong hành tinh.
Các nhà khoa học đă cố gắng sao chép các điều kiện bên trong các hành tinh này để sản xuất kim cương trong pḥng thí nghiệm. Họ cũng có thể thăm ḍ cấu trúc của vật liệu khi nó được tạo ra để giúp cho việc nghiên cứu của họ.
"Bạn thực sự sẽ nh́n thấy cấu trúc nguyên tử của kim cương", Dirk Gericke, đồng tác giả của nghiên cứu từ Đại học Warwick, cho biết. Ông nói thêm rằng các thí nghiệm trước đây đă không thành công trong việc tái tạo các điều kiện bằng cách sử dụng tia laser và các kỹ thuật khác v́ các nhà khoa học đă đánh giá thấp áp suất và các điều kiện khác có thể thấy rơ trên các hành tinh màu xanh này.
Sao Hải Vương và Sao Thiên Vương được gọi là "những người khổng lồ băng" trong Hệ Mặt trời của chúng ta v́ hai lớp bên ngoài của chúng bao gồm các hợp chất bao gồm hydro và heli.
Theo tiếng lóng của thiên văn học, "băng" dùng để chỉ tất cả các hợp chất của các nguyên tố nhẹ có chứa hydro, v́ vậy nước (H2O), amoniac (NH3) và metan (CH4) của hành tinh khiến chúng trở thành “băng giá”. Màu xanh lam tuyệt đẹp của cả hai hành tinh là kết quả của các vết khí metan trong bầu khí quyển của chúng.
Gericke và nhóm của ông tiết lộ trên tạp chí Nature Astronomy rằng họ đă bắn tia laser vào polystyrene tiêu chuẩn - chất thay thế cho hydrocacbon được t́m thấy bên trong Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương - để tạo ra kim cương.
"Tia laser được sử dụng để làm nóng nhanh bề mặt của polystyrene, khiến nó nở ra và tạo ra sóng xung kích. Nhóm nghiên cứu đă tạo ra hai sóng xung kích, với sóng thứ hai nhanh hơn sóng đầu tiên. Khi các sóng xung kích bắt kịp với nhau, nhiệt độ và áp suất lần lượt là 5.000 K và 150 GPa được tạo ra - các điều kiện tương tự như điều kiện được t́m thấy ở khoảng 10.000 km vào bên trong hành tinh", The Guardian viết.
Các điều kiện cực đoan này đă khiến các liên kết giữa carbon và hydro trong polystyrene bị phá vỡ, và carbon liên kết với nhau để tạo ra kim cương. Nhóm nghiên cứu cũng đă chứng kiến sự h́nh thành của những viên kim cương, bằng cách sử dụng các xung ngắn của tia X.
Dominik Kraus, tác giả đầu tiên của nghiên cứu từ pḥng thí nghiệm nghiên cứu Đức Helmholtz-Zentrum Dresden-Rossendorf, cho biết: "Thời gian thử nghiệm là rất ngắn. Và việc t́m thấy dấu vết rơ ràng của kim cương thực sự rất đáng ngạc nhiên".
Mặc dù nhóm nghiên cứu đă tạo ra kim cương trong pḥng thí nghiệm, nhưng trên thực tế, chúng cực kỳ nhỏ, đường kính vài nanomet. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khẳng định rằng những viên kim cương được tạo ra trên Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương sẽ có kích thước lớn hơn nhiều và trong tương lại họ sẽ sớm có thể sản xuất chúng với kích thước đó.
Gericke cũng chỉ ra rằng nghiên cứu của ông vượt xa những ǵ có thể quan sát thấy trên hai hành tinh và đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Ông gợi ư rằng nghiên cứu của ḿnh có thể được hoàn thiện để sản xuất kim cương sử dụng trong các thiết bị cắt công nghiệp hoặc các dự án thương mại khác.
Ư tưởng về mưa kim cương lần đầu tiên được đề xuất trước khi thực hiện sứ mệnh Voyager 2 vào năm 1977. Lư do khá đơn giản: Chúng ta biết Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương được tạo thành từ ǵ, và chúng ta biết rằng mọi thứ sẽ trở nên nóng hơn và dày đặc hơn khi đi sâu vào bên trong hành tinh.
Và sau đó, các mô h́nh toán học đă giúp cho chúng ta tính toán được rơ ràng khả năng xảy ra hiện tượng này, chẳng hạn như vùng trong cùng của lớp phủ của các hành tinh này có thể có nhiệt độ khoảng 7.000 kelvins (6.727 độ C) và áp suất gấp 6 triệu lần khí quyển Trái đất.
Những mô h́nh tương tự cũng cho chúng ta biết rằng các lớp ngoài cùng của lớp phủ có nhiệt độ khoảng - 2.000 K ( âm 1.727 độ C) và áp suất gấp 200.000 lần áp suất khí quyển của Trái đất. Do đó amoniac và metan sẽ bị phân ră ở cấp độ nguyên tử và giải phóng cacbon. Sau đó, carbon sẽ liên kết với nhau tạo thành các chuỗi dài. Các chuỗi dài sau đó ép lại với nhau để tạo thành các mẫu tinh thể như kim cương.
Các tinh thể kim cương dày đặc sau đó rơi qua các lớp của lớp phủ cho đến khi nó quá nóng, bốc hơi và nổi ngược và lặp lại chu kỳ - do đó có thuật ngữ "mưa kim cương".
VietBF @ Sưu tầm