Quân đội Nga vẫn tiếp tục gây sức ép ở miền nam Ukraina, sau khi vào ngày 29/03/2022, bộ Quốc Pḥng Nga cho biết sẽ « giảm đáng kể » hoạt động quân sự ở các vùng Kiev, Chernihiv ở phía bắc Ukraina.

Ảnh chụp vệ tinh một góc phía đông thành phố Mariupol, Ukraina, ngày 29/03/2022. via REUTERS - MAXAR TECHNOLOGIES
Cùng ngày với cuộc đàm phán ở Istanbul Thổ Nhĩ Kỳ, Nga oanh kích một ṭa nhà hành chính ở vùng Mykolaiv, miền nam Ukraina, làm 12 người chết và 33 người bị thương. C̣n ở phía tây, sân bay quân sự Starokostiantyniv cũng bị tấn công. Theo thị trưởng, toàn bộ các kho xăng của thành phố này đă bị phá hủy.
Về t́nh h́nh thành phố Mariupol, bị quân đội Nga bao vây từ hơn một tháng nay, tổng thống Putin yêu cầu « những người theo dân tộc chủ nghĩa » Ukraina « giao nộp vũ khí » để « t́m một giải pháp cho t́nh h́nh nhân đạo » cho thành phố cảng chiến lược này. Ngày 30/03, thị chính Mariupol tố cáo quân Nga cưỡng ép sơ tán nhà hộ sinh số 2 và lực lượng chiếm đóng đă đưa « hơn 70 người, gồm phụ nữ và nhân viên y tế » đến nơi chưa được rơ, có thể là « đến những thành phố Nga cách xa đó », như 20.000 người Ukraina bị ép đi trước đó.
Kế hoạch lập « chiến dịch nhân đạo » tại Mariupol của Pháp, kết hợp với Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, hiện không thực hiện được. Sau cuộc điện đàm giữa hai tổng thống Macron và Putin chiều 29/03, phía Pháp cho biết là do chưa hội tụ đủ điều kiện. C̣n tổng thống Putin chỉ thông báo « sẽ suy nghĩ » trước khi đưa ra câu trả lời.
Tại thành phố Dnipro, nơi vẫn tạm b́nh yên ở miền trung Ukraina, đặc phái viên RFI Boukhelifa Sami và Vincent Souriau đă gặp hai người phụ nữ đến từ Mariupol ở trung tâm hỗ trợ người đến từ các vùng giao tranh :
« Dưới chân một nhà thờ ở Dnipro, nhiều gia đ́nh kiên nhẫn chờ được phát thức ăn. Nhưng Karina và mẹ của cô tới đây để nhận quần áo là chính. Họ vội vă rời Mariupol và không thể mang theo ǵ.
Karina nói : « Vào lúc này, t́nh h́nh ở Mariupol rất thảm hại. Đó là một thảm họa nhân đạo. Các vị không thể h́nh dung ra được mức tàn phá và t́nh trạng của những người vẫn c̣n ở lại thành phố. Họ chẳng có ǵ để uống, không c̣n đồ ăn và không được sưởi ấm. Họ chẳng c̣n ǵ hết. Tôi với mẹ tôi sẽ sống tạm ở đây một thời gian với số tiền tiết kiệm nhưng sau đó chúng tôi sẽ phải đi t́m việc làm ».
Cách đó vài mét, giữa các kệ xếp những chai nước uống, đồ hộp và mỳ, các t́nh nguyện viên chuẩn bị các gói lương thực. Chiến dịch do Mila điều phối. Ngoài cung cấp vật chất, c̣n phải hỗ trợ về tinh thần v́ tất cả những người ở đây đều cần.
Theo người phụ nữ trẻ này, « những người này đều bị chấn thương. Họ không ngừng nghĩ tới những người lính Nga đang hủy hoại cuộc sống của họ. V́ thế ưu tiên của chúng tôi là cưu mang họ, mang lại cho họ một chút t́nh người. Những người này cần được kể lại câu chuyện của họ và cần được lắng nghe. Không chỉ cung cấp đồ ăn và t́m nơi ở cho họ, mà c̣n phải động viên họ v́ họ rất đáng thương ».
Mila và nhóm t́nh nguyện của cô cũng hỗ trợ về tư pháp, hành chính cho những người phải bỏ cửa bỏ nhà ra đị. Rất nhiều người trong số này chạy trốn chiến tranh mà không có cả thời gian cầm theo giấy tờ tùy thân ».