Sulforaphane- một hoá chất có trong các loại rau họ cải có thể ức chế sự phát triển của Covid-19.
Theo một nghiên cứu trên chuột và các tế bào được nuôi trong pḥng thí nghiệm, được công bố trên Tạp chí Communications Biology gần đây, chất sulforaphane - một hóa chất có nguồn gốc thực vật, được gọi là phytochemical và từng được phát hiện có tác dụng chống ung thư - có thể ức chế sự nhân lên của virus SARS- CoV-2, và loại virus Corona khác.
Sulforaphane là một hoạt chất giàu lưu huỳnh được t́m thấy trong các loại rau họ cải như bông cải xanh, cải bắp, súp lơ và cải xoăn. Nó được chứng minh là cung cấp nhiều lợi ích sức khoẻ cho tim mạch, hệ tiêu hoá...
Mặc dù kết quả nghiên cứu đầy hứa hẹn, nhưng các nhà nghiên cứu cảnh báo người dân không nên đổ xô mua các chất bổ sung sulforaphane có sẵn trên mạng và tại các cửa hàng, đồng thời nhấn mạnh về tầm quan trọng của các quy định về các chất bổ sung như vậy. Họ cũng lưu ư rằng các nghiên cứu để chứng minh hiệu quả của sulforaphane ở người là thật sự cần thiết.
PGS.TS Lori Jones-Brando, nhà vi sinh vật học của Trung tâm Trẻ em, tại Đại học Y Johns Hopkins và là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: "Từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, các nhóm nghiên cứu đa ngành của chúng tôi đă chuyển sang tập trung vào nghiên cứu phương pháp điều trị tiềm năng cho loại virus mới đầy thách thức này. Tôi đă sàng lọc nhiều hợp chất để t́m hoạt tính chống virus Corona và quyết định thử dùng sulforaphane v́ nó cho thấy hoạt tính khiêm tốn chống lại các tác nhân vi sinh vật khác mà chúng tôi nghiên cứu".
Sulforaphane có trong các loại rau họ cải
Được biết, các nhà nghiên cứu đă sử dụng sulforaphane tổng hợp, tinh khiết mua từ các nhà cung cấp hóa chất thương mại trong các thí nghiệm của họ.
Trong một thí nghiệm, nhóm nghiên cứu lần đầu tiên cho tế bào tiếp xúc với sulforaphane trong 1-2 giờ trước khi lây nhiễm chủ động virus SARS-CoV-2 và virus gây cảm lạnh thông thường HCoV-OC43 cho tế bào. Họ phát hiện ra rằng nồng độ vi mô (µM) thấp của sulforaphane ở liều 2,4 µM làm giảm 50% sự sao chép của 6 chủng SARS-CoV-2, bao gồm các biến thể Delta và Omicron, và liều 31 µM làm giảm 50% sự sao chép của HCoV-OC43.
Các tác giả cũng quan sát thấy kết quả tương tự với các tế bào đă bị nhiễm virus trước đó, trong đó tác dụng bảo vệ của sulforaphane được thấy ngay cả khi đă nhiễm virus.
Nhóm nghiên cứu cũng kiểm tra tác dụng của sulforaphane khi kết hợp với thuốc kháng virus remdesivir loại thuốc được sử dụng để rút ngắn thời gian hồi phục của những bệnh nhân phải nhập viện do COVID-19.
Kết quả, remdesivir ức chế 50% sự sao chép của HCoV-OC43 và SARS-CoV-2 ở liều tương ứng là 22 µM và 4 µM. Hơn nữa, nếu sulforaphane và remdesivir kết hợp với nhau, chỉ cần liều thấp hơn để giảm 50% gánh nặng virus trong các tế bào bị nhiễm HCoV-OC43 hoặc SARS-CoV-2. Đối với HCoV-OC43, cần 3,2 µM sulforaphane kết hợp với 3,2 µM Remdesivir, trong khi với SARS-CoV-2, liều lượng cần là 1,6 µM sulforaphane và 0,5 µM remdesivir. Việc kết hợp này sẽ mang lại hiệu quả hơn so với chỉ áp dụng một phương pháp.
Tiến sĩ Alvaro Ordonez, tác giả đầu tiên của nghiên cứu và là phó giáo sư nhi khoa tại Trường Đại học Y Johns Hopkins, nhấn mạnh: "Về mặt lịch sử, chúng tôi đă biết rằng sự kết hợp của nhiều hợp chất trong một phác đồ điều trị là một chiến lược lư tưởng để điều trị nhiễm virus. Thực tế rằng sử dụng sulforaphane và remdesivir kết hợp tốt hơn so với dùng đơn lẻ là điều rất đáng khích lệ".
Sulforaphane gây ức chế và giảm sự phát triển của Covid-19
Sau đó, các nhà khoa học đă tiến hành nghiên cứu trên chuột bị nhiễm SARS-CoV-2. Họ phát hiện ra rằng việc cho mỗi con chuột uống 30 mg sulforaphane trên mỗi kg trọng lượng cơ thể trước khi lây nhiễm virus làm giảm đáng kể sự sụt giảm trọng lượng cơ thể khi nhiễm bệnh (giảm 7,5%), giảm 17% tải lượng virus trong phổi và 9% trong đường hô hấp trên, giảm 29% nguy cơ tổn thương phổi so với những con chuột bị nhiễm bệnh không được tiêm sulforaphane. Hợp chất này cũng làm giảm chứng viêm ở phổi, bảo vệ các tế bào khỏi phản ứng miễn dịch quá mức - một trong những yếu tố thúc đẩy nguy cơ tử vong v́ COVID-19.
Nhóm nghiên cứu có kế hoạch tiến hành các thử nghiệm trên người để đánh giá xem liệu sulforaphane có hiệu quả trong việc ngăn ngừa hoặc điều trị các bệnh nhiễm virus này ở người hay không.
Ông Jones-Brando khẳng định: "Sulforaphane có thể là một phương pháp điều trị đầy hứa hẹn ít tốn kém, an toàn và sẵn có trên thị trường. Nếu các thử nghiệm lâm sàng tiếp theo thành công, đây sẽ là một tin mừng".