Theo như trước đó, phươngTây cáo buộc Nga « chịu trách nhiệm » gây chiến ở Ukraina và áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt nặng nề. Bản thân tổng thống Nga Vladimir Putin và ngoại trưởng Sergueiv Lavrov cũng nằm trong danh sách đen này, khiến vào ngày 28/03/2022, ngoại trưởng Nga cho biết Matxcơva đang chuẩn bị loạt biện pháp đáp trả có quy mô lớn những trừng phạt của các nước châu Âu, cũng như Mỹ, Úc, New Zealand.

Ảnh tư liệu: Tổng thống Nga Vladimir Putin và ngoại trưởng Serguei Lavrov tại điện Kremlin hồi tháng 10/2018. AP - Sergei Karpukhin
« Như thường lệ, Matxcơva dành thời gian để chau chuốt biện pháp trả đũa. Dấu hiệu báo trước được đưa ra ngay cuối tuần qua. Cựu thủ tướng Dmitri Medvedev tóm lược bầu không khí hiện nay giữa phương Tây và Nga c̣n tồi tệ hơn cả mức xấu nhất thời Chiến tranh lạnh. Ông nhắc lại : « Ngay bản thân nhà lănh đạo Leonid Brejnev cũng chưa bao giờ bị trừng phạt ».
Ngày 28/03, ngoại trưởng Serguei Lavrov, cũng bị các nước châu Âu và Mỹ trừng phạt, thông báo chính quyền Matxcơva chuẩn bị trả đũa. Ông nói : « Một dự thảo sắc lệnh tổng thống đang được soạn thảo để đưa ra các biện pháp đáp trả, liên quan đến thị thực và có liên hệ với các hành động thiếu hữu nghị của nhiều chính phủ nước ngoài. Sắc lệnh này sẽ bao gồm một số biện pháp hạn chế vào lănh thổ Nga ».
Ai sẽ bị nhắm đến ? Ở những nước nào ? Ông Lavrov nhắc đến « những cá nhân liên quan đến các tội ác đối với công dân Nga ở nước ngoài, những cá nhân đă công kích vô cớ dân tộc chúng ta. Và những người đă ban hành những quyết định vô căn cứ, vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của các công dân và tổ chức Nga ».
Các danh mục c̣n rất mơ hồ, cho thấy khả năng các biện pháp trừng phạt đáp trả sẽ rất rộng ».
Hai hăng bia lớn thế giới Heineken và Carlsberg là những công ty phương Tây mới nhất thông báo rút khỏi thị trường Nga hôm 28/03. Các biện pháp trừng phạt của phương Tây, cùng với việc các công ty nước ngoài rút khỏi Nga, đă làm chao đảo t́nh h́nh kinh tế Nga.
Theo thông tín viên RFI El Jabri, khoảng 87% người dân được Ipsos thăm ḍ ư kiến tại Nga lo lắng về khủng hoảng kinh tế : đồng rúp mất giá, lăi suất tăng (20% hiện nay), hàng nhập khẩu tăng giá từ 20-40%, nhiều mặt hàng bị khan hiếm. Chính quyền t́m cách trấn an người dân bằng cách ngừng xuất khẩu một số sản phẩm cơ bản. Khoảng 2/3 người được thăm ḍ ư kiến cho rằng khủng hoảng sẽ kéo dài ít nhất hơn 2 năm.