Chuyên gia cảnh báo nhóm người có nguy cơ cao bị tái nhiễm COVID-19 và những vấn đề cần chú ư khi điều trị.
Theo BS CK2 Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, những người đang gặp t́nh trạng miễn dịch suy giảm hoặc khả năng sinh kháng thể trung ḥa thấp th́ có nguy cơ tái nhiễm COVID-19 cao hơn người khác. Ngoài ra, người có t́nh trạng phơi nhiễm thường xuyên hơn so với những người sử dụng các biện pháp pḥng lây nhiễm cá nhân hiệu quả cũng có xác suất tái nhiễm cao hơn.
BS Cấp cho biết, người bệnh tái nhiễm là một lần nhiễm virus mới và phát bệnh. Do đó họ vẫn phát tán virus b́nh thường và vẫn có khả năng lây nhiễm cho những người khác nếu không có biện pháp pḥng lây nhiễm hiệu quả.
Một người vẫn có thể bị tái nhiễm COVID-19 nếu như chủ quan trong pḥng, chống dịch.
Về triệu chứng, những trường hợp tái nhiễm sẽ có diễn biến lâm sàng thường nhẹ hơn so với người chưa được tiêm vaccine mà nhiễm bệnh lần đầu. Tuy nhiên, vẫn có thể có một số bệnh nhân có diễn biến nặng. Đặc biệt, một số trường hợp vẫn gặp các vấn đề hậu COVID-19 sau mỗi lần tái nhiễm.
Việc điều trị cho các bệnh nhân tái nhiễm COVID-19 sẽ căn cứ vào diễn biến bệnh cụ thể trên mỗi người. Trong đó, những người có diễn biến nhẹ chỉ cần đảm bảo vệ sinh, dinh dưỡng và điều trị các triệu chứng (nếu có).
Đối với những người không may có diễn biến nặng sẽ được điều trị theo cơ chế bệnh sinh của mỗi tổn thương và áp dụng các biện pháp hồi sức nếu bệnh nhân có t́nh trạng nguy kịch.
Theo BS Cấp, một người tái nhiễm có thể lần 1 nhiễm biến chủng Delta, lần 2 nhiễm Omicron. Nhưng trên thực tế đă có những báo cáo y khoa ghi nhận những trường hợp bệnh nhân lần trước đă nhiễm biến chủng Omicron BA.1 sau đó vẫn tái nhiễm với biến chủng Omicron BA.2.
Chính v́ vậy, dù khỏi COVID-19 người dân vẫn nên nâng cao ư thức pḥng bệnh, tuyệt đối tuân thủ Thông điệp 5K của Bộ Y tế để hạn chế nguy cơ lây lan cho bản thân và gia đ́nh.